Những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, sử dụng pháo? Những loại pháo mà người dân được đốt trong ngày tết? Các trường hợp được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ và sử dụng pháo hoa? Xử phạt hành vi mua bán, đốt pháo trái phép ngày Tết?
Ở các địa phương ở các tỉnh, việc những người dân đốt pháo ngày tết vẫn còn xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian qua các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã siết chặt hơn về vấn đề đốt pháo trái phép ngày tết. Do đó, những người dân cần phải nắm được những quy định trong việc đốt pháo trong ngày tết để tránh trường hợp mình vi phạm pháp luật. Vậy mua bán, đốt pháo trái phép ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 137/2020/NĐ-CP quản lý, sử dụng pháo
–
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, sử dụng pháo:
Tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quản lý, sử dụng pháo có quy định về các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, sử dụng pháo, theo đó các hành vi bị nghiêm cấm đó chính là:
– Thực hiện hành vi nghiên cứu, hành vi chế tạo, hành vi sản xuất, hành vi mua bán, hành vi xuất khẩu, hành vi nhập khẩu, hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển, hành vi sử dụng hoặc hành vi chiếm đoạt pháo nổ; trừ các trường hợp mà tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, thực hiện xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo đúng quy định tại Nghị định này.
– Thực hiện nghiên cứu, chế tạo, thực hiện sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, thực hiện tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
– Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào hoặc ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc là vào nơi cấm, các khu vực cấm, các khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
– Lợi dụng, lạm dụng về việc sử dụng pháo nhằm để xâm phạm đến an ninh quốc gia, đến trật tự, an toàn xã hội, đến tính mạng, sức khỏe, đến tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Thực hiện hành vi trao đổi, tặng, cho, hành vi gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, hành vi cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo nhằm để sản xuất pháo trái phép; hành vi vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm về an toàn hoặc là làm ảnh hưởng đến môi trường.
– Thực hiện hành vi chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, hành vi tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, hành vi cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa những loại giấy phép về pháo.
– Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không đủ điều kiện theo quy định.
– Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện về cách thức chế tạo, về sản xuất, về sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
– Cố ý cung cấp các thông tin sai lệch về quản lý, về bảo quản pháo, về thuốc pháo; không báo cáo hoặc là báo cáo không kịp thời, thực hiện che giấu hoặc là làm sai lệch các thông tin về việc mất, bị thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Như vậy, qua quy định trên thì pháp luật về quản lý, sử dụng pháo đã đưa ra quy định cấm hành vi mua bán, đốt pháo trái phép.
Tại Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo có giải thích về hành vi sử dụng pháp nổ, theo đó hành vi sử dụng pháp nổ bao gồm là hành vi đốt, ném, đập, phóng, phụt hoặc là dùng bất cứ các hình thức nào khác gây nổ pháo.
2. Những loại pháo mà người dân được đốt trong ngày tết:
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định những người dân được phép đốt pháo hoa ở trong dịp lễ Tết khi mà họ đáp ứng được các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Pháo hoa được mua của những tổ chức, những doanh nghiệp mà được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, những loại pháo hoa mà được người dân sử dụng ở trong dịp Tết là những sản phẩm được chế tạo mà có những hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc và phải không gây ra tiếng nổ.
Việc sử dụng pháo có gây ra tiếng nổ chính hay không chính là đặc điểm quan trọng nhất nhằm để phân biệt pháo hoa mà người dân được phép sử dụng với các loại pháo hoa nổ mà người dân không được phép đốt trong ngày Tết.
Hiện nay ở Việt Nam, người dân chỉ được phép mua pháo hoa duy nhất ở tại một địa điểm chính là Công ty TNHH 1 thành viên hoá chất 21 (hay còn gọi là nhà máy Z121).
Theo Quyết định số 1044 ngày 11/01/2022 của chính công ty TNHH một thành viên hoá chất 21 ban hành, thì các loại pháo hoa mà được bán bao gồm là:
– Ống phun nước bạc ngoài trời, và trong nhà;
– Ống phun hoa lửa cầm tay;
– Cây hoa lửa, xoay; và thác nước bạc;
– Pháo hoa con sò đổi màu;
– Pháo hoa giàn phun viên.
Đặc biệt, những người mua khi mà muốn sử dụng pháo hoa thì phải cung cấp đầy đủ về hoá đơn, chứng từ hợp lệ nhằm để cơ quan chức năng kiểm tra.
3. Các trường hợp được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ và sử dụng pháo hoa:
3.1. Các trường hợp được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ:
– Tết Nguyên đán:
+ Những thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm cao và tầm thấp, số thời lượng là không quá 15 phút; những tỉnh còn lại sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm thấp, số thời lượng là không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn là vào thời điểm giao thừa của Tết Nguyên đán.
– Giỗ Tổ Hùng Vương:
+ Tỉnh Phú Thọ sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm thấp, số thời lượng không quá 15 phút, về địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
+ Thời gian bắn là vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
– Ngày Quốc khánh:
+ Những thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm cao và tầm thấp, số thời lượng là không quá 15 phút; những tỉnh còn lại sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm thấp, số thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn là vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
– Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ:
+ Tỉnh Điện Biên sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm thấp, thời lượng là không quá 15 phút, địa điểm được bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
+ Thời gian bắn là vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
– Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch):
+ Ở Thủ đô Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm cao và tầm thấp, số thời lượng không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn là vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
– Kỷ niệm ngày giải phóng và ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
+ Những thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm cao và tầm thấp, số thời lượng không quá 15 phút; ở các tỉnh còn lại sẽ được bắn pháo hoa nổ ở tầm thấp, số thời lượng là không quá 15 phút;
+ Thời gian bắn là vào 21 giờ ngày giải phóng hay ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Các sự kiện văn hoá, du lịch, thể thao mà mang tính quốc gia, quốc tế.
– Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3.2. Các trường hợp được phép sử dụng pháo hoa:
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa ở trong các trường hợp sau: ngày lễ, ngày tết, ngày sinh nhật, ngày cưới hỏi, ngày hội nghị, ngày khai trương, ngày ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi mà sử dụng pháo hoa thì chỉ được mua pháo hoa tại những tổ chức, doanh nghiệp mà được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
4. Xử phạt hành vi mua bán, đốt pháo trái phép ngày Tết:
4.1. Xử phạt hành chính:
Chế tài về xử phạt hành vi “đốt pháo ngày Tết” trái phép đã được quy định tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, theo đó Nghị định này quy định người nào sử dụng những loại pháo, thuốc pháo trái phép thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng, đồng thời người đó sẽ bị tịch thu tang vật, các phương tiện vi phạm hành chính.
4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Ngoài ra, những đối tượng mua bán, sử dụng pháo trái phép còn có nguy cơ đối mặt với án hình sự nếu như đủ các dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi đốt pháo trái phép ngày tết còn sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tại Điều này quy định:
– Người nào mà gây rối trật tự công cộng mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, đến an toàn xã hội hoặc là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc là đã bị kết án về tội này, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc là bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc là có hành vi phá phách;
+ Gây cản trở về giao thông nghiêm trọng hoặc lag gây đình trệ hoạt động công cộng;
+ Xúi giục những người khác gây rối;
+ Hành hung những người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, thì việc “đốt pháo dịp Tết” trái phép sẽ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù lên đến 7 năm tù giam.
Tại Điều 305 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định người nào thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, hành vi vận chuyển, sử dụng, hành vi mua bán trái phép hoặc hành vi chiếm đoạt các vật liệu nổ có thể sẽ bị phạt tù từ 01 cho đến 05 năm, cao nhất người đó có thể bị phạt tù từ 15 cho đến 20 năm hoặc là tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội này còn sẽ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng, bị phạt quản chế hoặc là cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.