Dựa trên những điểm bất cập, hạn chế của một số quy định, những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, cần có một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các chế định về cung cấp và thu thập chứng cứ trong BLTTDS và các văn bản liên quan, dựa trên những điểm bất cập, hạn chế của một số quy định, những vướng mắc trong thực tiễn xét xử, cần có một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện.
Thứ nhất, cần bổ sung quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự BLTTDS không có quy định thời hạn nộp chứng cứ của đương sự, điều này gây ra tình trạng đương sự ỷ vào
Thứ hai, pháp luật cần có quy định cụ thể những trường hợp được coi là “đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ”
Thực tế cho thấy việc đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ gặp nhiều khó khăn do các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền không làm đúng trách nhiệm. Do đó cần làm rõ khái niệm này để đảm bảo cho đương sự thực hiện nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án.
Thứ ba, nên cần phải có một tổ chức giúp đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình theo Điều 79 BLTTDS
>>> Luật sư
Theo Điều 79 BLTTDS quy định, nhưng trên thực tế áp dụng các quy định đang có một số hạn chế chưa phù hợp với xu thế hội nhập và cải cách tư pháp. Chưa có tổ chức nào để giúp đỡ người dân thu thập chứng cứ được pháp luật công nhận việc sưu tầm, sao chép, chụp hình ảnh hiện trạng hoặc lập biên bản về các sự kiện xảy ra trước hay sau khi Tòa án thụ lý đơn kiện…Ở nhiều vùng trình độ pháp luật còn thấp không có khả năng viết một lá đơn đầy đủ theo khoản 2 Điều 164 và Điều 165 BLTTDS quy định về tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bên cạnh đó nhiều người dân không biết thế nào là chứng cứ, chứng minh; nếu có hiểu thì cũng không biết phải thu thập thế nào. Trong khi họ lại không có điều kiện kinh tế thuê Luật sư tư vấn, còn hoạt động trợ giúp pháp lý thì chưa đáp ứng được cho tất cả các đương sự vì còn nhiều hạn chế. Do đó họ phải chịu nhiều bất lợi khi không hiểu biết hay không thực hiện hết nghĩa vụ chứng minh của mình. Vì thế cần phải có tổ chức thừa phát lại giúp người dân thu thập, hướng dẫn họ, giúp họ hiểu để giúp người dân đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình và giúp đương sự trước Tòa án.
Thứ tư, tạo điều kiện để đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ thực hiện quyền thu thập chứng cứ để tự bảo vệ
Hầu hết các biện pháp thu thập chứng cứ để có được chứng cứ thì các đương sự đều phải thông qua Tòa án. Đây là quy định đã làm giảm đi khả năng chủ động của đương sự trong việc thu thập chứng cứ bởi phải thông qua hoạt động chủ quan của những người tiến hành tố tụng, chỉ khi những cán bộ này “xét thấy” cần thiết thì mới cho tiến hành thu thập chứng cứ.
Thứ năm, tạo điều kiện cho đương sự nghiên cứu và đánh giá chứng cứ
Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS còn quá chung chung. Thông thường thì chỉ khi nguyên đơn khởi kiện thì các tài liệu chứng cứ và đơn kiện được