Trước khi đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ để các bên trao đổi chứng cứ, bổ sung tài liệu, chứng cứ; trao đổi ý kiến,... Vậy mẫu thông báo về để các bên trao đổi chứng cứ, bổ sung tài liệu, chứng cứ; trao đổi ý kiến có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là gì?
- 2 2. Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
- 4 4. Một số quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
1. Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là gì?
Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ và hòa giải được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là phương thức để các bên trao đổi chứng cứ, bổ sung tài liệu, chứng cứ; trao đổi ý kiến và xác nhận những vấn đề đã thống nhất hay những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết; trình bày ý kiến về những vấn đề cần thiết khác trong một vụ án đang được Tòa án giải quyết….
Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là mẫu văn bản được Tòa án có thẩm quyền trong vụ việc, vụ án lập ra để thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải đối với vụ án nào đó. Việc thông báo này được thực hiện trong giai đoạn tố tụng dân sự vfa trước khi đưa vụ án ra xét xử
Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thể hiện quyền lực Tòa án có thẩm quyền để nhằm mục đích thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Mẫu thông báo này nêu rõ nội dung của thông báo này được thông báo cho ai, thời gian và địa điểm của phiên họp,…. Mẫu thông báo được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán
Mục đích của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhằm xác định yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; những vấn đề đã thống nhất, chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết; tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu chứng cứ cho đương sự khác; bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
2. Mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
____________
Số:…../TB-TA
….., ngày….. tháng ….. năm……
THÔNG BÁO
VỀ PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ
Kính gửi: – ….(2)….. Địa chỉ: (3) …;
Nơi làm việc: (4) ……Số điện thoại: …;
Số fax:… …; Địa chỉ thư điện tử: …. (nếu có);
là(5) ……
Căn cứ Điều 208 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án dân sự thụ lý số …../……/ TLST-……ngày….tháng…..năm …..
Xét thấy vụ án (6)…, Tòa án chỉ tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
Vì các lẽ trên:
- Thông báo cho các đương sự có tên nêu trên được biết
Đúng…..giờ….phút, ngày……tháng……năm ….
Có mặt tại phòng số……, trụ sở Toà án nhân dân ….
Địa chỉ: ….
Để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
1. Nội dung phiên họp: Kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ của các đương sự.
2. Nếu người được thông báo không có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong thông báo này để tham gia phiên họp, Toà án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
(1) Ghi tên Toà án ra thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải; nếu Toà án ra thông báo là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang). Nếu Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3), (4) và (5) Ghi lần lượt đương sự của vụ án và tư cách tham gia tố tụng của họ. Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(6) Ghi cụ thể vụ án thuộc trường hợp nào của các điều 206, 207 của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. Một số quy định về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
4.1. Thành phần tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:
– Thẩm phán chủ trì phiên họp;
– Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
– Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
– Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động.
– Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
– Người phiên dịch (nếu có).
Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp
Đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện của các cơ quan sau tham gia phiên họp:
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em,
– Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
Trường hợp trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì:
+ Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp.
+ Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.
4.2. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:
Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Sau đó, Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình về việc kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự. Khi việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đã hoàn tất thì Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
Thẩm phán hỏi đương sự về những yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; hay về những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết; ngoài ra còn có tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác; đương sự trong vụ án có như cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nào khác hay không, hay các đương sự trong vụ án có yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa để làm rõ được các tình tiết và nội dung có lợi cho đương sự.
Bước cuối cũng được thực hiện sau khi các đương sự đã trình bày xong về những nội dung và câu hỏi của Thẩm phán đã đưa ra ở trên và không còn yêu cầu giá khác, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự. Trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ đối với trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ được biết để đảm bảo quyền lợi của những người này theo như quy định của pháp luật Tố tụng hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.