Sau khi xem xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, nếu thuộc các trường hợp phải trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, khi đó Tòa án sẽ có thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06- VDS):
- 2 2. Trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Trường hợp nào trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- 3 3. Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06-VDS) là gì?
- 4 4. Soạn thảo thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự:
1. Mẫu Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06- VDS):
Mẫu số 06-VDS Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự. Mẫu thông báo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
——-
Số: ……../TB-TA
…., ngày ….. tháng …. năm …….
THÔNG BÁO
(TRẢ LẠI ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ)
Kính gửi:(2) ………
Địa chỉ:(3) ……
Sau khi xem xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của (4)……đề ngày……….tháng………..năm…….. và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) về việc yêu cầu Tòa án giải quyết (5)…….
Xét thấy, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thuộc trường hợp(6) …….
Căn cứ(7)……… khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tòa án nhân dân……….. trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo này, người yêu cầu có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án nhân dân……….. về việc trả lại đơn yêu cầu.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: VT, hồ sơ việc dân sự.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
2. Trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Trường hợp nào trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự?
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là văn bản của cá nhân có mong muốn được giải quyết việc dân sự mà theo họ có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình lập và gửi lên cơ quan Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ tiến hành xem xét, nếu đủ các điều kiện luật định thì Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ các điều kiện thụ lý, thì Tòa án sẽ tiến hành hoạt động trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cho người nộp đơn. Như vậy, có thể hiểu trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là hoạt động của Tòa án tiến hành khi nhận thấy đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự không đủ các điều kiện để tiến hành thụ lý giải quyết việc dân sự.
Hiện nay, các trường hợp trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 364
“Điều 364. Trả lại đơn yêu cầu
1. Tòa án trả lại đơn yêu cầu trong những trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
b) Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
c) Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
d) Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 của Bộ luật này;
đ) Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
e) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
g) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật này.”
Từ quy định trên, thì các trường hợp trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự bao gồm các trường hợp sau:
Thứ nhất, là trường hợp người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trường hợp này được hiểu là người đã nộp đơn yêu cầu không có quyền, nghĩa vụ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi việc dân sự phát sinh hoặc khi cá nhân yêu cầu không có năng lực nhận thức hoặc điều khiển hành vi, hoặc chưa đủ các điều kiện để thực hiện các hoạt động tố tụng.
Thứ hai, trường hợp sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tức trong trường hợp này nếu Tòa án tiếp tục thụ lý giải quyết vụ việc thì dẫn đến vấn đề chồng chéo thẩm quyền, một vụ việc được giải quyết nhiều lần.
Thứ ba là trường hợp việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Hiện trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định về các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nếu không thuộc các trường hợp luật định, thì Tòa án phải không được thụ lý đơn mà phải tiến hành trả lại đơn yêu cầu.
Thứ tư, trường hợp đơn yêu cầu buộc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định là 7 ngày thì phải tiến hành trả lại đơn yêu cầu. Pháp luật quy định về trường hợp này trả lại đơn yêu cầu vì trong nếu người nộp đơn biết mà không sửa, bổ sung theo đơn yêu cầu tức họ từ chối quyền nộp đơn của mình cũng như quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự của mình.
Thứ năm, trường hợp người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày tính từ thời điểm nhận được thông báo nộp lệ phí giải quyết việc dân sự. Ngoại lệ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
Thứ sáu là trường hợp người yêu cầu rút đơn yêu cầu; ở đây tức người yêu cầu tự nguyện rút yêu cầu không dưới sự áp đặt, cưỡng bức ý chí rút đơn yêu cầu.
Hoạt động trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự trên phải được thể hiện bằng văn bản, trong văn bản đó phải thể hiện rõ lý do trả lại là gì, nên đúng các căn cứ pháp lý cho việc trả lại. Khi tiến hành trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải tiến hành trả lại đồng thời cùng các tài liệu, chứng cứ họ đã nộp cùng đơn yêu cầu.
3. Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06-VDS) là gì?
Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06-VDS) là văn bản do Tòa án ban hành khi trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cho người nộp đơn.
Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06- VDS) được dùng để gửi cho các đương sự khi Tòa án không thụ lý giải quyết việc dân sự, để đương sự biết và lên nhận lại đơn cũng như hồ sơ đã nộp trước đó tại Tòa án. Trong thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thể hiện các nội dung như thông tin người có đơn bị trả lại, lý do trả lại đơn;….
4. Soạn thảo thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự:
Thông báo trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu 06- VDS) được Tòa án hướng dẫn sử dụng mẫu số 06-VDS như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định).
(2) và (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu gửi người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu gửi người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày tháng năm…….” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.
(4) Nếu là cá nhân thì ghi ông/bà mà không ghi họ tên; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Ghi loại việc dân sự (ví dụ: “tuyên bố một người mất tích”; “hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp
(6) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự mà ghi rõ lý do trả lại đơn yêu cầu.
(7) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm tương ứng của khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự.