Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì người bị xem là có tồi trong một vụ án hình sự thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc thực hiện thuê người bào chữa cho mình trong quá trình tố tụng. Người bào chữa chỉ được tham gia vào giai đoạn tố tụng khi có quyết định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng là gì?
Người bào chữa được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng kí bào chữa.
Người bào chữa theo như quy định của pháp luật hiện hành khi tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết, lập luận của mình để xác định người bị buộc tội không có tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội và giúp đỡ người bị buộc tội về mặt pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Mẫu quyết định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng.
Mẫu quyết định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng được cơ quan có thẩm quyền được nhà nước trao quyền mà ở đây là Viên Kiểm sát lập ra để quyết định về thời điểm nào thì người bào chữa có người bị coi là có tôi trong một vụ án hình sự nào đó được tham gia tố tụng. Mẫu được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao
2. Mẫu quyết định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……….
_______
Số:…../QĐ-VKS…-…[3]
…, ngày……… tháng……… năm 20……
QUYẾT ĐỊNH
THỜI ĐIỂM NGƯỜI BÀO CHỮA THAM GIA TỐ TỤNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT………
Căn cứ Điều 41 và Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. của[4]…. và Quyết định khởi tố bị can (nếu có) số…… ngày…… tháng…… năm… của[5]…… đối với[6]…… về tội…… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Xét thấy cần giữ bí mật điều tra đối với vụ án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Người bào chữa được tham gia tố tụng kể từ khi kết thúc điều tra vụ án.
Điều 2. Yêu cầu[7]…… thực hiện Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra;
– Cơ quan, tổ chức liên quan;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG[8]
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
[5] Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố bị can
[6] Ghi rõ họ, tên người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
[7] Ghi tên cơ quan điều tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
[8] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Một số quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng:
4.1. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng:
Theo quy định,
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng tại Điều 74 như sau:
Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
– Theo quy định trên ta có thể thấy về nguyên tắc người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định thì: “Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”,
Như vậy, theo quy đinh này khi một cá nhân hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự thì họ có quyền được mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Bên cạnh đó, khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Cụ thể, theo Khoản 2 điều 27 Luật luật sư năm 2012 sửa đổi quy định việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa như sau: Khi tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự, luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi luật sư xuất trình Thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng, cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng của luật sư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa, luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Giấy chứng nhận người bào chữa có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối hoặc yêu cầu thay đổi luật sư hoặc luật sư không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
4.2. Quyền hạn của người bào chữa:
Dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì Luật sư hay còn được gọi là người bào chữa có những quyền được pháp luật hiện hành quy định, cụ thể: người bào chữa theo quy định của luật này phải có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; không những thế mà người bào chữa còn có quyền đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can hoặc thay đổi đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này. Bên cạnh đó còn có quyền thư thập và đưa ra các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án; tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; và những quy định về quyền hạn khác của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Như vậy, theo như quy định của Bộ luật này thì người bào chữa được người bị buộc tội mời để gỡ tội, giản nhẹ tội hoặc là người bào chữa được Tòa án chỉ định để bào chữa cho người bị buộc tội thì đều phải tuân thủ theo các quy định về quyền hạn của mình khi tham gia váo quá trình bào chữa của mình và được pháp luật tố tụng hiện hành quy định như đã nêu ở trên. Nói một cách khái quát về quyền của người bào chữa thì người bào chữa được quyền gặp người bị buộc tội, hỏi cung, lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can, không những thế người bào chữa còn có thể gặp mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.