Trường hợp ra Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời thì cần soạn thảo quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời để các cơ quan có thẩm quyền xem xét theo mẫu. Vậy Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không the khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
– ý nghĩa :
+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời Với các mục đích là để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự và còn để bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án theo quy định nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang nhiều ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án mà cả đối với việc bảo vệ quyền, và các lợi ích hợp pháp của đương sự trong thi hành án
+ Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp khác nhau với các ý nghĩa như một mặt chống lại được các hành vi vi phạm đó, và bảo vệ được các nguồn chứng cứ, hay giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ và tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự không bị sai lệch
Mẫu Quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời là mẫu để thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết với mục đích để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời chi tiết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
TÒA ÁN NHÂN DÂN….(1)
Số:…./……/QĐ-BPKCTT(2)
….., ngày…….. tháng……. năm..
QUYẾT ĐỊNH
THAY ĐỔI BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
TÒA ÁN NHÂN DÂN…..
Căn cứ vào khoản 1 Điều 112 và Điều 137 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời(3)…. bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời(4)
của(5)…..; địa chỉ:(6) …. là….(7) trong vụ án(8) …… đối với……..(9); địa chỉ(10): ….. là(11)….. trong vụ án nêu trên; Sau khi xem xét các chứng cứ liên quan đến việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời;Xét thấy việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời(12) đó được áp dụng bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời(13)……. là cần thiết(14)
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời ………….quy định tại Điều(15) của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Toà…….. áp dụng tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm…….. bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời……… quy định tại Điều(16)………. của Bộ luật tố tụng dân sự…….(17);
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và thay thế Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số……../……../QĐ-BPKCTT ngày…….. tháng…….. năm…….. của Toà án nhân dân ……
3. Quyết định này được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Nơi nhận:
(Ghi những nơi mà
THẨM PHÁN
3. Hướng dẫn làm Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời:
(1) Ghi tên
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/……/QĐ-BPKCTT).
(3) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đó được áp dụng (ví dụ: kê biên tài sản đang tranh chấp).
(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được đề nghị thay đổi (ví dụ: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp).
(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(7) và (8) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(11) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự thì không ghi các mục (7), (8) và (11).
(12) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được áp dụng.
(13) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi.
(14) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự [ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự); “do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 111 của Bộ luật tố tụng dân sự)].
(15) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).
(16) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi và điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ.
(17) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ 1: nếu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 120 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “kê biên tài sản đang tranh chấp là…; giao tài sản này cho… quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án).
4. Một số quy định của pháp luật về thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Căn cứ vào Nghị quyết Số: 02/2020/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biên pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định:
4.1. Về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Tại Điều 15. Về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 137 của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
– Trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu Tòa án thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại các điều 10, 11 và 12 của Nghị quyết này.
– Trường hợp thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện biện pháp bảo đảm ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện thì Tòa án xem xét quyết định cho họ được nhận lại toàn bộ hoặc một phần khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà họ đã gửi trong tài khoản phong tỏa tại ngân hàng theo quyết định của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Như vậy, Về thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đực quy định về các trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đơn yêu cầu Tòa án thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời và Trường hợp thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc phải thực hiện biện pháp bảo đảm ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ đã thực hiện thì Tòa án xem xét và tiến hành theo các quy định của pháp luật.
4.2. quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Tại Điều 18. Về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 291 của Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
+ Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nếu có yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc xem xét, giải quyết được thực hiện theo quy định tại các điều tương ứng của Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết này.
+ Trường hợp đương sự gửi đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm cho Tòa án cấp sơ thẩm mà trong đơn kháng cáo, đương sự khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm
+ Trường hợp đương sự gửi đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm cho Tòa án cấp phúc thẩm mà trong đơn kháng cáo, đương sự khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm giải thích cho đương sự là Tòa án cấp phúc thẩm chưa thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thẩm nên không xem xét, giải quyết khiếu nại yêu cầu áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ thẩm. Sau khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết khi đương sự có yêu cầu.