Hợp đồng đã được giao kết hoàn toàn có thể thực hiện ký phụ lục hợp đồng để bổ sung, sửa đổi thông tin mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Vậy, mẫu phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng mới nhất có các thông tin cơ bản gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––
PHỤ LỤC: THAY ĐỔI THÔNG TIN HỢP ĐỒNG
(Kèm theo hợp đồng số: …… Ký ngày: …./…./20…..)
….., ngày ….. tháng …. năm 20..…
Căn cứ Hợp đồng dịch vụ số: ….. đã ký ngày …./…./20…., hai bên thỏa thuận và bổ sung các nội dung ghi trong bảng kê của Phụ lục này vào Hợp đồng. Bên B cam kết thực hiện các công việc được ghi theo các bảng kê dưới đây theo yêu cầu bên A, cụ thể:
Thay đổi thông tin:
Nội dung | Thông tin hiện tại | Thông tin thay đổi |
Tên công ty |
|
|
Địa chỉ |
|
|
Mã số thuế |
|
|
Số điện thoại |
|
|
Bên A cam kết thanh toán đầy đủ chi phí như hợp đồng số…..ký ngày …/…/20… cho đến ngày chấm dứt hợp đồng đối với các dịch vụ có yêu cầu chấm dứt
Phụ lục này được thành lập 02 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Những nội dung cơ bản của phụ lục hợp đồng :
Hợp đồng đã được các bên tiến hành giao kết với nhau hoàn toàn có thể điều chỉnh một số chi tiết được ghi nhận trong hợp đồng này. Theo khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng có thể được kèm theo phụ lục để quy định một số chi tiết điều khoản của hợp đồng cụ thể như sau:
Các bên khi tiến hành ký kết hợp đồng có thể ký phụ lục kèm theo để quy định một số chi tiết điều khoản của hợp đồng cho rõ ràng và có sự thống nhất về thực hiện. Xét về tính hiệu lực thì
Trường hợp phụ lục hợp đồng nếu có chứa được những điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này sẽ bị vô hiệu và không có hiệu lực áp dụng trên thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản của hợp đồng thì coi như những điều khoản được ghi nhận trong phụ lục đã điều chỉnh sửa đổi những điều khoản đó trong hợp đồng chính.
Có thể khẳng định, phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ bởi hợp đồng phụ thì sẽ tách riêng ra khỏi hợp đồng chính và có những cái điều khoản quy định độc lập và có hiệu lực độc lập với hợp đồng chính. Đối với trường hợp ký phụ lục hợp đồng thì đây được coi là một bộ phận của hợp đồng chính nên hiệu lực của nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điều khoản mà trong hợp đồng chính đã nêu lên; thông thường nó được sử dụng để bổ sung chi tiết thêm một số nội dung cụ thể. Hiện nay các bên khi ký phụ lục hợp đồng sẽ không hề bị giới hạn về việc ký kết, bởi theo Bộ luật Dân sự 2015 cũng không hề có bất kỳ điều khoản nào quy định về việc giới hạn số lần kí phụ lục hợp đồng đối với các bên.
Vậy nếu gặp các bên có nhu cầu ký phụ lục hợp đồng thì sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tùy thuộc vào ý chí chủ quan của các bên tham gia giao kết. Các bên phải đảm bảo rằng khi sửa đổi điều khoản của hợp đồng không được phủ nhận những nội dung đã giao kết và chỉ có thể thêm phụ lục với mục đích thay đổi thời hạn hợp đồng khi kéo dài thời hạn hợp đồng với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đã được quy định tại khoản 6 của Điều 192 của
3. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng lao động được quy định thế nào?
Phụ lục hợp đồng nói chung hay
Ở đó có thể nhận thấy phụ lục hợp đồng trong trường hợp hợp đồng lao động cũng hết hiệu lực. Mà theo quy định của
– Các bên tham gia lao động nhưng đã hết thời hạn thỏa thuận ban đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của
– Cá nhân đã hoàn thành công việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
– Mặc dù chưa đến thời hạn để chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận ban đầu tuy nhiên hai bên thỏa thuận chấm dứt thì vẫn được pháp luật cho phép;
– Người lao động nếu bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được nằm trong trường hợp trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng Hình sự hoặc bị áp dụng hình phạt tử hình, bị cấm đảm nhiệm những công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Cá nhân là người nước ngoài đang tham gia làm việc tại Việt Nam bị áp dụng hình thức đó là trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Xuất hiện tình huống người lao động chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết, không còn khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động nữa thì mặc nhiên hợp đồng lao động sẽ chấm dứt và phụ lục hợp đồng cũng tương tự như thế;
– Trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết và trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh ra thông báo không còn người đại diện theo pháp luật và cũng không còn người nào ủy quyền để thực hiện hoạt động thay cho người đại diện theo pháp luật;
– Còn phải kể đến trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải bởi người lao động có những hành vi vi phạm về thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động;
– Xét đến trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động và người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này;
– Người lao động là người nước ngoài hoàn toàn có quyền được làm việc tại Việt Nam tuy nhiên phải xin giấy phép lao động; trong trường hợp nếu giấy phép này đã hết hiệu lực thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật Lao động;
– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc đã ghi nhận trong hợp đồng lao động tự việc nhưng cá nhân tham gia lao động lại không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì mặc nhiên hợp đồng lao động các bên ký kết sẽ chấm dứt.
Như vậy, hiệu lực của phụ lục hợp đồng sẽ gắn liền cùng với hợp đồng lao động, nếu hợp đồng lao động chấm dứt trên thực tế với những trường hợp nêu trên thì phụ lục kèm theo cũng không còn hiệu lực để áp dụng trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;