Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;...Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu được sử dụng trong quá trình hoạt động đấu thầu.
Mục lục bài viết
1. Phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập. Có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong quá trình đấu thầu có rất nhiều loại văn bản, phiếu đăng ký cần phải tạo lập. Phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là một trong số đó và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.
Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là mẫu phiếu được lập ra để ghi chép về đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin văn bản, thông tin đơn vị, cơ quan ban hành, các thông tin khác liên quan,…
2. Mẫu phiếu đăng ký thông tin văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu:
Phụ lục 6
PHIẾU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU
Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Tên đơn vị: [ghi tên đơn vị gửi phiếu đăng ký]………….
2. Số văn bản: [ghi số của văn bản quy phạm pháp luật]………….
3. Cơ quan ban hành:……….
4. Người ký:…………….
5. Loại văn bản:………….
6. Ngày ban hành:…………. Ngày hiệu lực……….
7. Tình trạng hiệu lực:…………
………., ngày…………. tháng…….. năm…….. Đại diện hợp pháp của đơn vị đăng ký (Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
|
Nguồn: Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT
* Ghi chú: Yêu cầu gửi kèm theo văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu (bản cứng và file mềm. File mềm gửi về địa chỉ [email protected]).
3. Một số quy định về đấu thầu:
4.1. Đấu thầu là gì?
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 định nghĩa như sau:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Như vậy, ta có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Thực chất đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện với mục tiêu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu có mục tiêu xác lập được
Bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc, yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
4.2. Đặc điểm của đấu thầu:
Đấu thầu có một số đặc điểm cơ bản như sau:
– Đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
– Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để kí hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
– Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
– Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lí do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
– Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
4.3. Thông tin về đấu thầu:
Căn cứ theo Điều 7 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định thông tin về đấu thầu như sau:
1. Thông tin về lựa chọn nhà thầu bao gồm:
– Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
– Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
– Danh sách ngắn;
– Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
– Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
– Kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
– Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
– Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;
– Thông tin khác có liên quan.
2. Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
– Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
– Thông báo mời quan tâm, hồ sơ mời quan tâm; kết quả mời quan tâm;
– Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có);
– Kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
– Thông tin chủ yếu của hợp đồng;
– Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
– Thông tin khác có liên quan.
3. Các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ dự án, dự án đầu tư kinh doanh, gói thầu có chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.