Khi có tai nạn lao động xảy ra, bên cạnh việc tập trung tìm kiếm, cứu chữa cho các nạn nhân thì các chủ tàu, thuyền trưởng còn có trách nhiệm khai báo về tai nạn lao động với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để các cơ quan này biết và tiến hành điều tra về tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
1. Tai nạn lao động hàng hải là gì?
Thông tư số 37/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải quy định về khái niệm tai nạn lao động như sau:
“Điều 3. Tai nạn lao động hàng hải
Tai nạn lao động hàng hải là tai nạn xảy ra trong thời gian đi tàu gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho thuyền viên trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo phân công của chủ tàu hoặc người được chủ tàu ủy quyền.”
Như vậy, có thể hiểu là tai nạn lao động hàng hải là những sự cố xảy ra đối với các thuyền viên trên các tàu biển, mà những sự cố này gây tổn thưởng đến cơ thể, chức năng của các bộ phận trên cơ thể của thuyền viên. Tai nạn lao động xảy ra khi các thuyền viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc các công việc khác theo sự thân công của chủ tàu.
Về phân loại hàng hải, thì tại Điều 4. Phân loại tai nạn lao động hàng hải của Thông tư số 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại phân loại hàng hải như sau:
“1. Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người) là tai nạn lao động hàng hải mà thuyền viên bị nạn chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Thuyền viên bị
2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, thì tai nạn lao động hàng hải được chia thành ba mức độ đó chính là tai nạn lao động hàng hải nhẹ, tai nạn lao động hàng hải nặng và tai nạn lao động hàng hải chết người. Tiêu chí để phân chia tai nạn hàng hải như vậy là dựa trên mức độ thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của thuyền viên, từ thương nhẹ, đến thương nặng và nặng nhất là thiệt mạng. Việc phân loại tai nạn lao động hàng hải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của các chủ tàu về bồi thường thiệt hại cho cá thuyền viên cũng như bồi thường cho các thân nhân của thuyền viên khi các thuyền viên bị thiệt mạng.
2. Mẫu bản khai báo tai nạn lao động hàng hải là gì?
Tại khoản 1 Điều 70. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp trong
“1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền….”
Như vậy, trách nhiệm khai báo khi có tai nạn lao động hàng hải là bắt buộc đối với các chủ tàu, thuyền trưởng. Từ đó, có thể hiểu bản khai báo tai nạn lao động hàng hải là văn bản do các chủ tàu hoặc thuyền trưởng trên tàu lập, để gửi lên các cơ quan có thẩm quyền nhằm khai báo, thông tin về tai nạn lao động vừa xảy ra đối với thuyền viên trên tàu.
Vậy, tai nạn lao động trên tàu thuyền nào cần phải khai báo?
Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 37/2018/TT-BLĐTBXH thì các tai nạn lao động xảy ra trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài hoạt động tại vùng biển Việt Nam sẽ phải thực hiện khai báo tai nạn lao động hàng hải với cơ quan nhà nước. Còn đối với tai nạn lao động hàng hải trên tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá sẽ không áp dụng quy định về khai báo tai nạn lao động theo quy định của thông tư.
Khai báo tai nạn lao động hàng hải được dùng để các chủ tàu, thuyền trưởng báo cáo về các nội dung, thông tin liên quan đến tai nạn lao động hàng hải xảy ra đối với tàu của mình. Văn bản này thể hiện các thông tin như thời điểm xảy ra tai nạn, địa điểm xảy ra tai nạn, diễn biến tai nạn, hậu quả của tai nạn, thiệt hại sau tai nạn,…
3. Mẫu bản khai báo tai nạn lao động hàng hải và soạn thảo bản khai báo:
Mẫu bản khai báo tai nạn lao động được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 37/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải. Mẫu bản khai báo tai nạn lao động hàng hải như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ SỞ XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG
——-
Địa chỉ: ………
Điện thoại/Fax: ………
Email: ………
….., ngày …. tháng ….. năm ……
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG HÀNG HẢI
Kính gửi – Cục Hàng hải Việt Nam;
– Cảng vụ Hàng hải…(1)…
1. Thông tin về vụ tai nạn:
– Thời gian xảy ra tai nạn: … giờ … phút… ngày … tháng … năm …; (2)
– Nơi xảy ra tai nạn: ………… (3)
– Tóm tắt diễn biến/ hậu quả vụ tai nạn:
………… (4)
2. Thông tin về các nạn nhân: (5)
| Họ và tên nạn nhân | Năm sinh | Giới tính | Nghề nghiệp | Tình trạng tai nạn (chết/bị thương nặng/ nhẹ) |
1 |
|
|
| Thuyền viên |
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 | ….. |
|
|
|
|
NGƯỜI KHAI BÁO
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
*Soạn thảo bản khai báo tai nạn lao động hàng hải
(1) Ghi tên Cảng vụ hàng hải khu vực.
(2) Ghi thời điểm xảy ra tai nạn tai nạn lao động
(3) Ghi địa điểm xảy ra tai nạn lao động hàng khải
(4) Tóm tắt các sự kiện diễn ra trong vụ tai nạn lao động hàng hải và hậu quả của tai nạn
(5) Ghi thông tin về các thuyền viên gặp tai nạn và tình trạng tổn hại sức khỏe, tính mạng của các thuyền viên sau tai nạn.
4. Quy định về hoạt động khai báo tai nạn lao động:
Việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 của Thông tư số 37/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
Theo đó, thì khi tai nạn lao động hàng hải xảy ra thì thuyền viên bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải
Cơ quan có thẩm quyền nhận khai báo về tai nạn lao động hàng hải ở đây đó chính là Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển; Cục Hàng hải Việt Nam nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế; và có thể là Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu biển đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
Trong trường hợp thuyền trưởng, chủ tàu biết tin xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm bị thương nặng từ 02 thuyền viên trở lên thì các cá nhân này có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất (có thể thực hiện bằng cách khai báo trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) tới các cơ quan có thẩm quyền nêu trên.
Và đối với trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm chết người xảy ra trong vùng biển Việt Nam thì thuyền trưởng, chủ tàu ngoài trách nhiệm khai báo với các cơ quan có thẩm quyền nếu trên thì còn có trách nhiệm đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải hoặc nơi gần nhất so với vị trí tàu.
Khi khai báo, các chủ tàu, thuyền trưởng sử dụng mẫu khai báo đã nêu trên để thực hiện khai báo.
* Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hàng hải năm 2015
– Thông tư số 37/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải.