Việc Kết luận thanh tra phải dựa trên quy định về trình tự và thủ tục được đề ra, theo đo thủ tục không thể thiếu đó chính là Mẫu số 03/KL-TT: Kết luận thanh tra, bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết nhất về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Kết luận thanh tra là gì?
Thanh tra hay nói cách khác là kiểm soát viên, công việc của những kiếm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữ của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.
Mẫu Kết luận thanh tra là văn bản quan trọng nhất của cuộc thanh tra, phản ánh toàn diện, đầy đủ về kết quả của cuộc thanh tra, là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện những kiến nghị trong Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật
Mẫu số 03/KL-TT: Kết luận thanh tra là mẫu bản kết luận của đoàn thanh tra về việc thanh tra bảo hiểm xã hội tại một cơ sở nào đó. Mẫu nêu rõ tên cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra kết quả thanh tra và các ý kiến, kiến nghị biện pháp xử lý. Mẫu kết luận thanh tra được ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN.
2. Mẫu Kết luận thanh tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CQ KẾT LUẬN THANH TRA
——-
Số: ………………./KL-BHXH
…….., ngày……..tháng……năm…..
KẾT LUẬN THANH TRA
Về việc ……………………………………….1
Thực hiện Quyết định số …….. ngày ……/……/……… của ………. 2 về ………..1 từ ngày …../…./….. đến ngày ……/……/… Đoàn thanh tra ……………. 1 đã tiến hành thanh tra tại ………. 3
Xét báo cáo kết quả thanh tra ngày ……/……/…… của Đoàn thanh tra theo Quyết định số….. ngày …../…../……. của…….2 về ………1 và ý kiến giải trình của …….3 (nếu có),
…….2 kết luận thanh tra như sau:
1. Khái quát chung: ……..
2. Kết quả thanh tra: ……
3. Kết luận: ……..
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có) ……
5. Kiến nghị các biện pháp xử lý: ……
6. Tổ chức thực hiện (nêu rõ đơn vị thực hiện kết luận, thời gian; đơn vị theo dõi đôn đốc đơn vị được thanh tra, kiểm tra thực hiện kết luận)./.
Nơi nhận:
– …4;
– Lưu: VT,
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH THANH TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu Kết luận thanh tra:
– Soạn thảo đầy đủ nội dung trong Mẫu số 03/KL-TT: Kết luận thanh tra
1 Tên cuộc thanh tra.
2 Người ra quyết định thanh tra.
3 Đối tượng thanh tra.
4 Cơ quan cấp trên (nếu có).
4. Quy định của pháp luật về Kết luận thanh tra:
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra
1. Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.
2. Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.
4. Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.
Theo đó người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra, trừ các trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định. Đối với Kết luận thanh tra phải có các nội dung như Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra; kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, chuyên môn, kỹ thuật, nhiệm vụ, và quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có), kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra theo quy định của pháp luật
Thực tế cho thấy, đối với các dự thảo kết luận thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra xây dựng sau đó trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở báo cáo kết quả cuộc thanh tra, và dựa trên các ý kiến báo cáo của Đoàn thanh tra và ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; căn cứ vào các quy định của pháp luật, người ra quyết định thanh tra ban hành Kết luận thanh tra theo quy định
5. Trình tự thủ tục kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra:
Theo Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2015 quy định việc thực hiện kết luận thanh tra thì vấn đề kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
5.1. Căn cứ quyết định kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra:
– Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ra quyết định kiểm tra khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Hết thời hạn phải thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra mà đối tượng đôn đốc không hoàn thành việc thực hiện
+ Đối tượng đôn đốc không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật
+ Quá trình theo dõi, đôn đốc phát hiện đối tượng theo dõi, đôn đốc có dấu hiệu tẩu tán tài sản, tiêu hủy tài liệu, không hợp tác, cản trở hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Việc kiểm tra được thực hiện khi có quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ:
+ Căn cứ ra quyết định;
+ Các đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn kiểm tra
+ Những người được giao nhiệm vụ kiểm tra.
+ Thời gian Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký, quyết định kiểm tra phải được gửi cho người được giao nhiệm vụ kiểm tra và đối tượng kiểm tra. Chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định thì người được giao nhiệm vụ kiểm tra phải tiến hành kiểm tra.
5.3. Thời hạn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra:
Thời hạn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tối đa là 05 ngày kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì thời hạn kiểm tra tối đa là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra việc thực hiện nhiều kết luận thanh tra tối đa là 10 ngày tính từ ngày bắt đầu kiểm tra. Nếu nội dung kiểm tra phức tạp, phạm vi kiểm tra rộng thì thời hạn kiểm tra là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu kiểm tra
5.4. Báo cáo kết quả kiểm tra kết luận thanh tra:
– Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Báo cáo gồm các nội dung sau: Đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra; kết luận về nội dung kiểm tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và các nội dung liên quan đến đảm bảo việc thực hiện kết luận thanh tra.
5.5. Trách nhiệm thực hiện:
Căn cứ kết quả kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm:
– Yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng kiểm tra áp dụng biện pháp theo thẩm quyền buộc đối tượng kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận thanh tra
– Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật
– Chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét, khởi tố vụ án nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra
– Quyết định thanh tra lại hoặc đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định thanh tra lại theo quy định của pháp luật về thanh tra nếu phát hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật
– Báo cáo và đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý trường hợp có căn cứ xác định đối tượng kiểm tra không có khả năng thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra
– Kết quả và việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra được
Cơ sở pháp lý: Số: 33/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện kết luận kiểm tra