Trong hoạt động đấu thầu cũng vậy, nếu như người đứng đầu bên phía nhà thầu muốn giao một số nhiệm vụ cho một cá nhân nào đó trong việc thực hiện dự án thầu, bên nhà thầu sẽ sử dụng mẫu giấy ủy quyền trong hồ sơ mời thầu xây lắp để xác nhận việc giao quyền cho một cá nhân cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Giấy ủy quyền trong hồ sơ mời thầu xây lắp là gì?
Khi được ủy quyền , người được ủy quyền sẽ thay mặt người ủy quyền thực hiện toàn bộ nội dung công việc đã ủy quyền được quy định rõ trong
2. Mẫu giấy ủy quyền trong hồ sơ mời thầu xây lắp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
GIẤY ỦY QUYỀN (1)
Hôm nay, ngày ____ tháng ____ năm ____, tại ____
Tôi là ____ [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của ____ [Ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại ____ [Ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho ____ [Ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham gia đấu thầu gói thầu ____ [Ghi tên gói thầu] thuộc dự án____ [Ghi tên dự án] do ____ [Ghi tên bên mời thầu] tổ chức:
[- Ký đơn dự thầu;
– Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;
– Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
– Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
– Ký kết hợp đồng với chủ đầu tư nếu được lựa chọn.] (2)
Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ____ [Ghi tên nhà thầu]. ____ [Ghi tên nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ____ [Ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(3). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản.
Người được ủy quyền
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]
Người ủy quyền
[Ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy ủy quyền trong hồ sơ mời thầu xây lắp:
(1) Trong trường hợp ủy quyền thì bản gốc giấy ủy quyền phải được gửi cho bên mời thầu cùng với đơn dự thầu theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.
(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên.
(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.
4. Một số quy định về ủy quyền trong đấu thầu:
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.”
Như vậy, quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây.
Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.
Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia và bên mời thầu.
5. Một số quy định của pháp luật về ủy quyền:
5.1. Ủy quyền là gì?
Ta có thể hiểu đơn giản, ủy quyền chính là việc mà tổ chức hay các cá nhân thỏa thuận đồng ý, cho phép một tổ chức hoặc cá nhân khác, có quyền đại diện cho mình có thể đưa ra quyết định hay thực hiện một việc gì đó hợp pháp. Đặc biệt là vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đồng ý ủy quyền đó.
Trên thực tế thì các bạn cũng có thể hiểu Ủy quyền chính là nền tảng để làm căn cứ phát sinh mối quan hệ chặt chẽ và tin tưởng hơn giữa người/ bên đại diện và người/ bên được đại diện. Và nội dung ủy quyền đó chính là cơ sở để người/ bên ủy quyền tiếp nhận được kết quả pháp lý của những hoạt động cũng như quyết định ủy quyền đó đã mang lại.
Tóm lại, ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ngày nay nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ dân sự có thể tham gia vào các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, đảm bảo thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích mà chủ thể quan tâm.
5.2. Hình thức ủy quyền:
Có nhiều hình thức ủy quyền trên thực tế. Các bên phải tiến hành thỏa thuận để đưa ra hình thức phù hợp.
– Thứ nhất, cỏ thể ủy quyền bằng miệng.
– Thứ hai, đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị.
5.3. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền:
Người đại diện theo ủy quyền có các loại:
– Thứ nhất, đại diện theo ủy quyền của cá nhân.
– Thứ hai, đại diện theo ủy quyền của pháp nhân.
– Thứ ba, đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác.
Lưu ý: Người được ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143
5.4. Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền:
– Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong
– Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Đối với phần ủy quyền một lần thì người đại diện sẽ chỉ được phép quyết định hoặc hoạt động được thực hiện một lần duy nhất. Ngay sau đó thì thẩm quyền của ủy quyền sẽ chấm dứt.
Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền cho người khác
5.5. Chấm dứt đại diện theo ủy quyền:
Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự thỏa thuận giữa các bên. do vậy việc chấm dứt đại diện phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và sự định đoạt của các chủ thể dẫn đến việc chấm dứt đó. Một số trường hợp chấm dứt cụ thể mà các bạn có thể tham khảo như:
– Thứ nhất, thời hạn ủy quyền theo giấy ủy quyền hoặc
– Thứ hai, khi người đại diện của pháp nhân hay cá nhân ủy quyền thực hiện hủy bỏ việc ủy quyền.
– Thứ ba, khi cá nhân được ủy quyền qua đời, hoặc pháp nhân chấm dứt. Ngoài ra cũng có thể do một trong số các quyết định của