Để giới thiệu người lao động đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì người sử dụng lao động sẽ có giấy giới thiệu của người sử dụng lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động là gì và để làm gì?
- 2 2. Mẫu giấy giới thiệu của người sử dụng lao động và hướng dẫn soạn thảo:
- 3 3. Quy định về hoạt động giới thiệu của người sử dụng lao động:
- 3.1 3.1. Đối tượng và thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc:
- 3.2 3.2. Hồ sơ khám sức khỏe và nội dung khám:
- 3.3 3.3. Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp:
- 3.4 3.4. Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm của người sử dụng lao động:
1. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động là gì và để làm gì?
Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động được sử dụng để người sử dụng lao động giới thiệu các thông tin của người lao động, đồng thời giới thiệu người lao động đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh nghề nghiệp trong các trường hợp như khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe cho người mắc bệnh nghề nghiệp
2. Mẫu giấy giới thiệu của người sử dụng lao động và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
——-
Số: ……../GGT
…..1……., ngày …… tháng ….. năm ……
GIẤY GIỚI THIỆU
Kính gửi: ….. 2…..
Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động ……
Trân trọng giới thiệu: Ông/ Bà: …… (ghi tên người lao động được giới thiệu) Giới tính: □ nam □ nữ
Sinh ngày …….. tháng …… năm ……..(ghi ngày tháng năm sinh của người lao động)
Số CMND ……. cấp ngày ….. tháng ….. năm ……. tại ……. (ghi theo chứng minh nhân dân của người lao động)
Nghề/công việc chuẩn bị bố trí hoặc đang làm: ……..(ghi tên công việc)
Yếu tố có hại: ……..
Được cử đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để: …… 3……
Trân trọng cảm ơn./.
LÃNH ĐẠO CƠ SỞ LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
_______________
Hướng dẫn ghi rõ
1 Địa danh
2 Tên cơ sở khám bệnh nghề nghiệp
3 Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc/ để khám định kỳ bệnh nghề nghiệp.
3. Quy định về hoạt động giới thiệu của người sử dụng lao động:
3.1. Đối tượng và thời gian khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc:
Tại Điều 3
1. Đối tượng khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc khám sức khỏe cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiện trước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại.
3.2. Hồ sơ khám sức khỏe và nội dung khám:
Hồ sơ khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc (Điều 4)
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp cơ sở lao động có nhiều người phải khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thì người sử dụng lao động lập danh sách và điền các thông tin về nghề, công việc chuẩn bị bố trí, yếu tố có hại tại nơi làm việc gửi kèm theo Giấy giới thiệu.
– Phiếu khám sức khỏe thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
* Nội dung khám
Điều 5 Thông tư số 28/2016/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp quy định về giới thiệu khám sức khỏe của người sử dụng lao động như sau:
– Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoàn khám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của người lao động.
– Căn cứ vị trí làm việc của người lao động và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoàn khám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của người lao động đó.
– Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe theo hướng dẫn tại
3.3. Khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp:
* Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (Điều 11)
– Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
– Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
* Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp (Điều 12)
– Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
– Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
3.4. Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm của người sử dụng lao động:
Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
– Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
– Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động;
– Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
– Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
– Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
Theo đó, nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp bao gồm:
– Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
– Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
– Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần); (Điểm a, b, d, Khoản 2 Điều 9)
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có những trách nhiệm sau:
– Lập, quản lý hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lưu giữ trong suốt thời gian người lao động làm việc tại đơn vị; trả hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có) cho người lao động khi người lao động chuyển công tác sang cơ quan khác hoặc thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ.
– Phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
– Tạo điều kiện cho người lao động đi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.
– Hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đi khám giám định trong thời gian 20 ngày làm việc sau khi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng đối với những bệnh nghề nghiệp có khả năng điều trị hoặc sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với những bệnh không có khả năng điều trị.
– Thực hiện cải thiện điều kiện lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định.
– Bố trí sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe người lao động.
– Cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp.
–Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
– Trường hợp có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở có trách nhiệm khai báo bệnh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư này; thông báo đầy đủ về tình hình bệnh nghề nghiệp tới người lao động thuộc cơ sở của mình nhằm ngăn chặn những bệnh nghề nghiệp tái diễn xảy ra; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.