Khi các cơ sở xuất khẩu thủy sản tiến hành xuất khẩu thủy sản thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trong đó có mẫu giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận ATTP cơ sở xuất khẩu thủy sản là gì?
Mẫu giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản là mẫu văn bản do cơ sở xuất khẩu thủy sản lập ra gửi đến cơ quan kiểm tra để kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản.
Mẫu giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản là căn cứ để cơ quan kiểm tra tiến hành hoạt động kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở xuất khẩu thủy sản.
Mẫu giấy ghi chép đăng ký kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản là mẫu giấy được lập ra để ghi chép về việc đăng ký kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin về cơ sở. Kèm theo hồ sơ đăng ký chứng nhận ATTP
Hồ sơ đăng ký và báo cáo thay đổi thông tin bao gồm( Điều 10 Thông tư 26/2018/TT- BNNPTNT)
– Đối với thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu, hồ sơ đăng ký bao gồm:
+ Giấy đăng ký thẩm định điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu tại biểu 1 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với cơ sở có kết quả thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung vào Danh sách xuất khẩu không đạt, hồ sơ đăng ký: Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với các trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, cơ sở gửi báo cáo thay đổi thông tin theo mẫu tại Biểu 2 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư này.
– Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; fax, thfư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến.
3. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận ATTP cơ sở xuất khẩu thủy sản.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
…………., ngày…tháng…năm…
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CƠ SỞ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
Kính gửi: … (1)
(Cơ quan kiểm tra)
Căn cứ các quy định trong Thông tư Quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu số ……./TT-BNNPTNT ngày…… của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:
Tên Cơ sở (2): …..
Tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có): …………….(3)
Mã số của Cơ sở (nếu có): …..(4) .
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP (nếu có): …….(5)
Địa chỉ: ………(6)
Điện thoại:………… Fax:…….. Email: ………..(7)
Tên cơ sở (phân xưởng)đề nghị kiểm tra: ……(8)
Địa chỉ:…….(9)
Điện thoại:……… Fax…….. Email: .. (10)
Sau khi nghiên cứu kỹ các Quy định trong Quy chuẩn ………. và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra, thẩm định và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được: (11)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP:
– Xuất khẩu sản phẩm vào thị trường: ……….
Chúng tôi xin gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:
1. …
2. …
3. ……
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu
2. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên cơ quan kiểm tra
(2): Điền tên cơ sở
(3): Điền tên giao dịch thương mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có)
(4): Điền mã số của Cơ sở (nếu có)
(5): Điền giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP (nếu có)
(6): Điền địa chỉ
(7): Điền số điện thoại/ fax/email
(8): Điền tên cơ sở (phân xưởng)đề nghị kiểm tra
(9): Điền địa chỉ của cơ sở (phân xưởng)đề nghị kiểm tra
(10): Điền số điện thoại/ fax/email của cơ sở (phân xưởng)đề nghị kiểm tra
(11): Điền nội dung trình bày.
3. Quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP cơ sở xuất khẩu thủy sản
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 16/2018/TT- BNNPTNT
3.1. Nhiệm vụ của Trưởng đoàn thẩm định:
Trưởng đoàn thẩm định được quy định để thực hiện những nhiệm vụ theo Điều 40 Thông tư 16/2018/TT- BNNPTNT như sau:
+ Thứ nhất, trưởng đoàn thẩm định có nhiệm vụ điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
+ Thứ hai, trưởng đoàn thẩm định có nhiệm vụ xử lý các ý kiến, kết quả thẩm định của các thành viên trong đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản thẩm định;
+ Thứ ba, trưởng đoàn thẩm định có nhiệm vụ rà soát, ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn thẩm định thực hiện.”
– Bên cạnh đó, trong phạm vi nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các quyền hạn như một kiểm tra viên có các quyền hạn khác như sau:
+ Trưởng đoàn có nhiệm vụ đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.
– Hồ sơ, thủ tục thẩm định điều kiện ATTP để đưa cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản vào Danh sách xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật ATTP.
– Hồ sơ, thủ tục thẩm định, cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo yêu cầu của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
3.2. Các hình thức thẩm định theo Điều 12 Thông tư 16/2018/TT- BNNPTNT:
– Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
+ Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP được áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12
+ Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: thủ tục này được áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 16/2018/TT- BNNPTNT và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.
3.3. Xử lý kết quả thẩm định theo Điều 17 Thông tư 16/2018/TT- BNNPTNT:
Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:
– Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
+ Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3):
+ Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).
– Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP:
+ Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin;
+ Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có). Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thẩm định để tổ chức thẩm định đánh giá định kỳ lần tiếp theo.
Trường hợp kết quả thẩm định lần tiếp theo không đạt (hạng 4): thông báo kết quả; đưa cơ sở ra khỏi Danh sách xuất khẩu, đồng thời đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu xóa tên cơ sở trong Danh sách được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng.
– Trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất:
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện khắc phục. Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại.
+ Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu đánh giá lại không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định quyết định thanh tra đột xuất điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở.
Như vậy, kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản là một hoạt động vô cùng quan trọng, theo đó pháp luật đã có những quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn cơ sở xuất khẩu thủy sản, xử lý kết quả thẩm định. Theo đó trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản mà cơ quan có thẩm quyền không thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo quy định.