Trên thực tế nhiều người có nhu cầu xin cấp trích lục giấy phép xây dựng nhưng gặp khó khăn trong việc soạn thảo mẫu đơn xin cấp trích lục giấy phép xây dựng. Dưới đây là bài viết chi tiết về mẫu đơn xin cấp trích lục giấy phép xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng mới nhất:
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về xây dựng nói riêng chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về mẫu đơn, những lưu ý về nội dung của Đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng. Dưới đây là mẫu đơn xin trích lục giấy phép xây dựng tham khảo mới nhất.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN XIN TRÍCH LỤC – SAO LỤC GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kính gửi: ……
– Tên chủ đầu tư (Chủ hộ):………
– Người đại diện:… Chức vụ: …….
– Địa chỉ liên hệ: ………
– Số nhà: … Đường (phố) …. Phường (xã) ……
Quận (huyện) ……. Tỉnh, thành phố: ………
– Số điện thoại: ………..
Là chủ sở hữu của Giấy phép xây dựng số (số, ngày, cơ quan cấp):….,
Địa điểm xây dựng theo giấy phép:……….
Lô đất số:… Diện tích:……….m2, tại: ……. đường:…phường (xã) …. Quận (huyện) …Tỉnh, thành phố:..
Lý do đề nghị xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng đã được cấp (do mất, thất lạc, rách):…
Tài liệu xin sao lục gồm (loại tài liệu, số lượng xin trích lục):….
Đề nghị…… cho phép tôi được sao lục Giấy phép xây dựng để sử dụng vào mục đích nêu trên.
Tôi xin cam đoan sử dụng đúng mục đích của trích lục giấy phép xây dựng được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1- ………..
2- …………
…… ngày…… tháng……. năm………
Người làm đơn/ Đại diện chủ đầu tư
Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)
2. Trích lục chứng từ, giấy tờ được hiểu như thế nào?
Trích lục giấy chứng từ, trích lục giấy tờ được hiểu là việc Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ, hồ sơ của người có yêu cầu xin được cấp trích lục chứng từ cho cá nhân có nhu cầu muốn xin trích lục giấy tờ, chứng từ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3
3. Thủ tục xin cấp bản sao, trích lục giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật:
3.1. Hồ sơ, thẩm quyền cấp trích lục giấy phép xây dựng:
Chủ đầu tư, cá nhân cần chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp bản sao, trích lục giấy phép xây dựng, trong hồ sơ gồm có giấy tờ là Đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng (theo mẫu). Mẫu đơn xin cấp trích lục – sao lục giấy phép xây dựng cần đảo bảo đầy đủ các nội dung về chủ đầu tư, cá nhân xin cấp trích lục giấy phép xây dựng. Ngoài ra, một số nội dung cơ bản cần có trong trích lục giấy phép xây dựng như số giấy phép xây dựng do bị mất, rách hoặc nát, địa điểm thi công công trình xây dựng được ghi nhận trong giấy phép xây dựng, các tài liệu kèm theo đơn,…
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng thuộc về Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện. Cụ thể cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện việc cấp trích lục giấy phép xây dựng là Phòng Quản lý đô thị cấp quận/ huyện; Phòng Công thương cấp quận/ huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận/ huyện. Những cơ quan này được chính là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cá nhân khi có nhu cầu. Do đó, thẩm quyền cấp trích lục giấy phép xây dựng thuộc về Ủy ban nhân dân quận/ huyện là hợp lý.
3.2. Trình tự các bước xin cấp trích lục giấy phép xây dựng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Chủ đầu tư, cá nhân có mong muốn được xin cấp bản sao giấy phép xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ (mục 3.1), có Đơn xin trích lục – sao lục giấy phép xây dựng và các tài liệu, giấy tờ kèm theo. Chủ đầu tư, cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng nêu trên và tiếp tục thực hiện bước 2.
Bước 2: Chủ đầu tư/ cá nhân có nguyện vọng xin cấp bản sao Giấy phép xây dựng sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong ngày làm việc, trong giờ hành chính hàng tuần). Chuyên viên tại Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trong bộ hồ sơ xin cấp bản sao giấy phép xây dựng. Trong trường hợp, hồ sơ xin cấp bản sao giấy phép xây dựng đã hợp lệ thì chuyên viên sẽ viết giấy hẹn trao cho chủ đầu tư/ cá nhân. Đối với trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn chủ đầu tư, cá nhân cách hoàn thiện hồ sơ sao cho đầy đủ giấy tờ và hợp lệ.
Chủ đầu tư, cá nhân có mong muốn xin bản sao trích lục giấy phép xây dựng, khi nộp hồ sơ xin cấp trích lục giấy phép xây dựng, chủ đầu tư cần thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan có thẩm quyền là nộp lệ phí xin cấp bản sao giấy phép xây dựng. Lệ phí xin cấp trích lục giấy phép xây dựng này giao động khoảng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/ bản trích lục.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ, xem xét thực hiện cấp bản sao giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư, cá nhân. Thời hạn giải quyết là 06 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ lễ, chủ nhật và thứ bảy). Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả cho chủ đầu tư, cá nhân đúng ngày theo giấy hẹn đã gửi tới chủ đầu tư, cá nhân. Trong thời hạn trả kết quả, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả kết quả và có quyền từ chối trả kết quả cho chủ đầu tư, cá nhân khi chủ đầu tư, cá nhân không đến đúng thời gian nhận kết quả ghi tại phiếu hẹn.
Tuy nhiên, đối với trường hợp hồ sơ không thể giải quyết, cơ quan có thẩm quyền cần
Bước 4: Trả kết quả. Chủ đầu tư, cá nhân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận – huyện (trong giờ và ngày làm việc hành chính). Khi đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận/ huyện để lấy kết quả là bản trích lục giấy phép xây dựng cần lưu ý mang theo các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân và giấy hẹn đã được cơ quan có thẩm quyền phát vào thời điểm nộp hồ sơ xin cấp bản trích lục giấy phép xây dựng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: