Với số lượng tài liệu khổng lồ mà thư việc cung cấp, cá nhân muốn sử dụng tài liệu để học tập nghiên cứu nhưng trong một số trường hợp, thời gian mượn tài liệu ngắn hoặc một số tài liệu quan trọng sẽ không được mượn ra khỏi thư viện mà chỉ có thể tham khảo tại thư viện. Những trường hợp này cá nhân có thể viết đơn xin thư viện sao chụp tài liệu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin sao chụp tài liệu là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu đơn xin sao chụp tài liệu:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 4. Những quy định về thư viện:
- 4.1 4.1. Xã hội hóa trong hoạt động thư viện:
- 4.2 4.2. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư việc:
- 4.3 4.3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện:
- 4.4 4.4. Quy định về Thư viện đại học:
- 4.5 4.5. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác:
1. Mẫu đơn xin sao chụp tài liệu là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn xin sao chụp tài liệu là văn bản được cá nhân lập ra và gửi đến cơ quan, tổ chức xin sao chụp hồ sơ tài liệu.
Mục đích của mẫu đơn xin sao chụp tài liệu: cá nhân muốn sử dụng tài liệu nhưng nhà cung cấp tài liệu không cho phép sao chép tài liệu, để thuận tiện cho quá trình sử dụng tài liệu, cá nhân có thể làm đơn yêu cầu sao chụp tài liệu.
2. Mẫu đơn xin sao chụp tài liệu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
ĐƠN XIN SAO CHỤP TÀI LIỆU
Kính gửi: Ban quản lý thư viện trường Đại học (1)………
Căn cứ Nội quy, quy chế thư viện của Trường Đại học ………..;
Em tên là: (2)…… ……..
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD số:………….Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:……
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện nay: ………
Điện thoại liên hệ:…………
MSSV: …. Lớp:…………. Khoa: …
Em làm đơn này xin trình bày với quý đơn vị nội dung sau: (3)
Theo
Vì vậy, bằng đơn này, em kính đề nghị ban quản lý thư viện cho phép em được sao chụp lại một số tài liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài của mình.
Cụ thể là các tài liệu như sau: ……
Em xin cam đoan sẽ sử dụng tài liệu đúng mục đích và chịu trách nhiệm với tài liệu khi mang ra khỏi thư viện.
Ngoài ra, em xin gửi kèm theo đơn một số giấy tờ chứng minh liên quan sau:
– Thẻ sinh viên
– Giấy chứng nhận đăng ký tham gia cuộc thi….
Kính mong ban quản lý thư viện tạo điều kiện giải quyết cho em được sao chụp tài liệu như đã trình bày.
Em xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tên ban quản lý thư viện của Trường đại học mà người dùng muốn sao chụp tài liệu;
(2) Thông tin của người viết đơn, ghi đầy đủ họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, chỗ xở hiện nay, số điện thoại liên lạc, lớp, mã số sinh viên, khóa;
(3) Lý do xin sao chụp tài liệu.
4. Những quy định về thư viện:
4.1. Xã hội hóa trong hoạt động thư viện:
– Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để đầu tư, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp phát triển sự nghiệp thư viện, văn hóa đọc, xây dựng và phát huy không gian đọc, phòng đọc cơ sở.
– Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thư viện được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.
– Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện; tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp để phát triển sự nghiệp thư viện và phát triển văn hóa đọc được ghi nhận và vinh danh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
4.2. Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư việc:
Được quy định tại Điều 7 Luật thư viện 2019:
– Tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện bao gồm:
Tài nguyên thông tin có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, hạn chế sử dụng, tiếp cận có điều kiện, hạn chế quyền tiếp cận theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, tiếp cận thông tin, lưu trữ;
Bản gốc tài liệu cổ, quý hiếm, tài nguyên thông tin là di sản văn hóa đang lưu giữ trong thư viện;
Bản gốc tài liệu bị hư hỏng.
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; quy định nguyên tắc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có trách nhiệm xây dựng danh mục tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng và việc sử dụng tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
4.3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thư viện:
– Lợi dụng hoạt động thư viện để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động bạo lực, gây thù hằn giữa các dân tộc, tôn giáo; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; phá hoại thuần phong mỹ tục; truyền bá mê tín; lôi kéo người sử dụng thư viện vào tệ nạn xã hội.
– Cung cấp tài nguyên thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Hạn chế quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng thư viện trái với quy định của pháp luật.
– Cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Chiếm dụng, đánh tráo, hủy hoại, làm hư hỏng tài nguyên thông tin.
– Xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện; làm sai lệch, gián đoạn hoặc phá hoại hệ thống thông tin thư viện, cơ sở dữ liệu thư viện.
4.4. Quy định về Thư viện đại học:
Được quy định tại Điều 14 Luật thư viện 2019:
– Thư viện đại học là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học.
– Thư viện đại học thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình, lĩnh vực, ngành đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ sở giáo dục đại học;
Tiếp nhận, bổ sung và tổ chức khai thác khóa luận, đồ án, luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng tài liệu nội sinh, cơ sở dữ liệu học liệu, tài nguyên học liệu mở;
Tổ chức không gian đọc; hướng dẫn sử dụng sản phẩm thư viện và dịch vụ thư viện; hoàn thiện kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin; củng cố, mở rộng kiến thức cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
Thực hiện liên thông với thư viện trong nước và nước ngoài;
Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục đại học giao.
4.5. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác:
Được quy định tại Điều 15 Luật thư viện 2019:
– Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.
– Thư viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục;
Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý;
Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.
– Thư viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học;
Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác;
Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.
– Thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục;
Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;
Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.