Có rất nhiều mẫu đơn được sử dụng trong quá trình sử dụng đất. Một trong số đó là mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở. Vậy, mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin sao chụp hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở là gì?
Đất ở có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Quá trình hình thành sử dụng đất ở có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các nhu cầu thực hiện các hoạt động liên quan đến đất đai của chủ sở hữu. Để xem xét đến nguồn gốc, quá trình hình thành quyền sử dụng trên đất ở chủ sở hữu cần làm đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất nộp đến các cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở là mẫu đơn được lập ra để xin được sao lại hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở. Mẫu nêu rõ thông tin hồ sơ, thông tin chủ sở hữu, căn cứ pháp lý, đề nghị sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất,…. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị trong thực tế.
2. Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN SAO HỒ SƠ
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SỬ DỤNG ĐẤT
Kính gửi: Trưởng Phòng Tài nguyên môi trường quận ……
Tên tôi là:
Ngày sinh:
Số CMND:
Địa chỉ:
Hiện nay tôi đang có nhu cầu thực hiện các hoạt động liên quan đến đất đai, theo đó tôi cần xem xét đến nguồn gốc, quá trình hình thành quyền sử dụng trên đất ở của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:……
Do: …….cấp
Cấp cho:……Ngày…….tháng………năm…….
Dựa vào Điều 28 Luật Đất đai 2013 về Trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai quy định: “Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”, nên tôi có những đề nghị như sau:
(1) Trả lời về yêu cầu, thủ tục cần thiết để thực hiện việc sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở;
(2) Cấp bản sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở theo Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất số:……
Kính mong Trưởng phòng Tài nguyên môi trường quận …… xem xét và giải quyết, tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin sao chụp hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất ở:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gia, địa điểm lập đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin người làm đơn.
+ Lý do làm đơn xin sao hồ sơ quá trình hình thành sử dụng đất.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Đề nghị của người làm đơn.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số quy định của pháp luật về đất ở:
4.1. Trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số:
Nhà nước có trách nhiên đối với đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số như sau:
1. Có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng.
2. Có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.
4.2. Đất ở tại nông thôn:
Theo Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định nội dung như sau:
“1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
3. Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.”
Như vậy, đất ở nông thôn thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp, theo Mục 3 Điều 143
– Đất ở nông thôn là loại đất dùng để làm đất ở tại các khu vực nông thôn, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi là đất ở nông thôn. Đất ở nông thôn không được phép trồng trọt nhưng được phép xây dựng.
– Hạn mức đất ở nông thôn: Hạn mức giao đất ở có thể được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.
– Hiện nay, việc quản lý và sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:
+ Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
+ Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
4.3. Đất ở tại đô thị:
Theo Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định nội dung như sau:
“1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.”
Như vậy, đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai 2013)
– Việc quản lý và sử dụng đất ở đô thị được quy định như sau:
+ Một là, đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
+ Hai là, Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
+ Ba là, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
+ Bốn là, Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.