Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Tư vấn pháp luật »  Lịch sử hình thành, phân loại chế độ hồi tỵ ở Việt Nam thời kỳ phong kiến

Tư vấn pháp luật

 Lịch sử hình thành, phân loại chế độ hồi tỵ ở Việt Nam thời kỳ phong kiến

  • 26/03/202226/03/2022
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    26/03/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Quá trình hình thành và phát triển chế độ hồi tỵ? Phân loại chế độ hồi tỵ ở Việt Nam thời phong kiến? Khái quát chung về chế độ hồi tỵ ở Việt Nam thời kỳ phong kiến?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái quát chung:
    • 2 2. Quá trình hình thành và phát triển chế độ hồi tỵ:
    • 3 3. Phân loại chế độ hồi tỵ ở Việt Nam thời phong kiến:

    1. Khái quát chung:

    Trong quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, các thiết chế tổ chức bộ máy hành chính cũng như chế độ, chính sách quản lý đội ngũ quan lại cũng từng bước được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, trên phương diện văn hóa nói chung và văn hóa chính trị – pháp lý nói riêng, Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp thu nhiều yếu tố từ Trung Quốc, trong đó, chế độ quan lại của nhà nước phong kiến là một trong những phương diện thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc nhất.

    Trong lịch sử, Trung Quốc là quốc gia ban hành luật hồi tỵ sớm nhất và cũng là quốc gia thực hiện chế độ này chặt chẽ nhất. Các vương triều phong kiến Việt Nam xuất phát từ nhu cầu xây dựng và củng cố thiết chế trung ương tập quyền, ngăn chặn nạn tham nhũng, kéo bè kết phái, bảo đảm sự công bằng trong tuyển dụng quan lại cũng như trong hoạt động thực thi công vụ, đã ban hành và áp dụng các quy định về hồi tỵ, vận dụng một cách linh hoạt chế độ hồi tỵ của các vương triều Trung Hoa phù hợp với đặc điểm của nước Đại Việt. 

    Về cơ sở hình thành, luật hồi tỵ tại Việt Nam được xây dựng dựa trên chính cơ sở xã hội – văn hóa truyền thống của Việt Nam, là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của văn hóa dân gian, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ tư tưởng Nho giáo, đồng thời xuất phát từ nền văn hoá nông nghiệp vốn dĩ phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, người nông dân có xu hướng chú trọng tới các mối quan hệ hoà đồng, hình thành lối tư duy cầu an, ưa ổn định, ngại thay đổi. Bên cạnh đó, một đặc điểm của xã hội Việt Nam đó là tồn tại tính cố kết chặt chẽ của cá nhân đối với gia đình, dòng tộc, quê hương, đây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp lâu đời, nhưng cũng dẫn đến mặt trái là con người có những mối quan tâm cục bộ, thu hẹp trong một nhóm nhỏ người, thiếu tính lưu động và tinh thần cộng đồng không cao.

    Như vậy, nếu như trong một cơ quan chính quyền hay địa phương có một nhóm những người có quan hệ gia đình, họ hàng, đồng hương sẽ là môi trường lý tưởng để những người đó kéo bè kéo cánh, nâng đỡ, bao che cho nhau, câu kết với nhau để thực hiện hành vi tham nhũng, trái pháp luật . Vì vậy, chế độ hồi tỵ được hình thành và áp dụng như một biện pháp kiểm soát từ trên xuống để các vị hoàng đế thời phong kiến có thể ngăn chặn tình trạng này. 

    Về nguyên nhân áp dụng chế độ tỵ, có thể thấy rằng, sở dĩ có việc “hồi tỵ” là do các vị vua phong kiến cho rằng, những người có quan hệ thân thuộc, gần gũi nhau thường nể nang nhau, làm việc không khách quan, thiên vị, nâng đỡ lẫn nhau, gặp khi người nhà, người thân của mình có chuyện” thì thường né tránh hoặc bao che cho nhau, gây ra nhiều tiêu cực, làm cho bộ máy nhà nước kém hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, do sự thân quen, gần gũi là điều kiện thuận lợi để dẫn đến sự cấu kết, đồng lõa với nhau trong việc thu vén quyền lợi, có thể dẫn đến kết bè kéo cánh với nhau để tham nhũng tài sản của của nhà nước.

    Do đó, một cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước khi được bổ nhiệm giữ một chức vụ hay phụ trách một công việc nào đó tại quê hương bản quán hoặc ở một cơ quan nhưng có thân thuộc, đồng liệu cần phải tránh đi, đổi đi nơi khác, phụ trách công việc khác. Luật hồi tỵ là những quy định có cơ sở thực tiễn xã hội và văn hóa truyền thống trọng tình nghĩa, đề cao các mối quan hệ tông tộc; đồng thời xuất phát từ nhu cầu của các vị vua phong kiến trong việc xây dựng và củng cố thiết chế trung ương tập quyền, ngăn ngừa nạn tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ quan lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. 

    Triết lý hồi tỵ tại Việt Nam khởi nguồn từ sự nghiệp cải cách nền hành chính quốc gia toàn diện và sâu sắc của vua Lê Thánh Tông – một vị vua anh minh đứng đầu thể chế quân chủ phong kiến trị vì đất nước suốt 38 năm (1460 1497). Với quan điểm “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài là thềm, bậc dẫn đến hoạ loạn”, vua Lê Thánh Tông đã sáng suốt đặt trọng tâm của sự nghiệp cải cách hành chính vào lĩnh vực cải cách thể chế và cải cách đội ngũ quan lại.

    Sau khi đã có kinh nghiệm cai trị đất nước trong 26 năm, vua Lê Thánh Tông đã đặt ra chế độ hồi tỵ phục vụ cho công tác bổ dụng đội ngũ quan lại phong kiến đương thời. Tại điều 2, chương Vi chế của bộ Quốc triều Hình luật có ghi: “Các quan chủ ti chấm thi cùng với người dự thi có thân thuộc cần Hồi tỵ“. Đến thời Nguyễn, thuật ngữ này cũng được nhắc nhiều lần trong các văn bản của vương triều. Trong Đại Nam hội điển sự lệ, quy định về Hồi tỵ có ghi:“Nếu các khảo quan có người thân thích dự thi ở trường mình thì phải báo lên cấp trên để tránh đi (Hồi tỵ). Nếu cố tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái“. 

    2. Quá trình hình thành và phát triển chế độ hồi tỵ:

    Thời Lê sơ (1428–1527), trong nỗ lực cải cách bộ máy chính quyền và xây dựng một thiết chế trung ương tập quyền mạnh, vua Lê Thánh Tông (1442–1498) là vị vua đầu tiên ban hành, hiện thực hóa chính sách hồi tỵ trong một nỗ lực đổi mới thể chế chính trị và quan chế của nước ta. Ông không chỉ là nhân tài về mặt trí tuệ mà còn là một vị vua rất có bản lĩnh và quyết đoán nên mới có khả năng thực hiện hồi tỵ với bề tôi của mình. Lê Thánh Tông bắt đầu đưa ra quy định đầu tiên của chính sách hồi tỵ khi ông có kinh nghiệm làm vua 26 năm và tiếp tục bổ sung thêm quy định mới trong 11 năm sau đó.

    Điều này chứng tỏ chính sách “hồi tỵ” không chỉ được tiếp thu, vận dụng từ Trung Hoa, mà đó còn là sáng tạo thực tiễn của vua Lê Thánh Tông. Đối tượng thực hiện hồi tỵ thời Lê sơ là các vị quan đứng đầu bộ máy chính quyền dân sự và quân sự địa phương, tương đương với  ba cấp hành chính của nước ta hiện nay, song quan trọng nhất là cấp cơ sở vì các quan xã bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ gia đình, gia tộc, không thể giữ được sự công tâm, khách quan trong công việc. Điều này là điểm sáng tạo nổi bật nếu so với chế độ hồi tỵ tại Trung Quốc cơ bản chỉ áp dụng đối với quan chức từ cấp huyện, châu trở lên. 

    Xem thêm: Hồi tỵ là gì? Lịch sử hình thành chế độ hồi tỵ ở Trung Quốc?

    Sau thời vua Lê Thánh Tông, chính sách hồi tỵ không được thể chế hóa thành luật nên bị mai một dần. Đồng thời, trong một xã hội phong kiến khi mà luật pháp đều do vua ban xuống nên hiệu lực của nó phụ thuộc vào cá nhân người cai trị đất nước, các vị vua kế nghiệp Lê Thánh Tông không ai có thể sánh với ông về tài, đức nên không thể hoàn thiện thể chế, quan chế và phát huy tinh thần của triều trước. Thời Lê Trung Hưng (1533–1789), do ảnh hưởng của đời sống chính trị (những cuộc nội chiến liên miên khiến cho thiết chế trung ương tập quyền bị suy yếu, nạn mua quan bán tước, tham quan ô lại có xu hướng gia tăng) nên quy định về hồi tỵ bị hạn chế. 

    Nhưng đến triều Nguyễn (1802–1945), vua Minh Mạng là người thực hiện luật hồi tỵ một cách tích cực và triệt để nhất, ông cảm thấy nhức nhối trước thực trạng “các quan chức thông phán, kịch liệt phần nhiều là người địa phương, do đó, vì tình riêng làng nước, khó lòng khỏi sự tự túi sinh ra nhiều tệ hại”. Trong cuộc đời hơn 20 năm làm vua của mình, từ năm Canh Thìn (1820) đến cuối năm Canh Tý (đầu năm 1841), ông đã nhiều lần ra chỉ dụ về quy định hồi tỵ. Kế thừa tư tưởng của Lê Thánh Tông, luật hồi tỵ của triều Nguyễn đã mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới. 

    3. Phân loại chế độ hồi tỵ ở Việt Nam thời phong kiến:

    Về cơ bản, chế độ hồi tỵ trong chế độ quan lại tại Việt Nam thời phong kiến cũng bao gồm hồi tỵ về thân thuộc, địa vực (nguyên quán, trú quán) và hồi tỵ trong khoa cử. 

    Trong đó, chế độ hồi tỵ trong khoa cử được áp dụng từ sớm nhất. Từ thời Lê sơ, khoa cử trở thành phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu của nhà nước phong kiến Đại Việt. “Quốc triều hình luật” điều 98 đưa ra quy định: “Các quan chủ ty chấm thi với người dự thi có thân thuộc, cần phải hồi tỵ mà không từ chối thì phạt 50 roi biếm một tư, nếu là các quan di phong, đằng lục 4 phạm phải thì đều phải phạt 80 trượng. Thi hương thì được giảm một bậc.

    Các khảo quan khác (biết có sự không hồi tỵ này) mà cứ chấm quyền thi cùng là quan di phong, đăng lục đều được giảm một bậc. Nếu không nên hồi tỵ mà hồi tỵ thì cũng bị xử tội như thế”, từ đó góp phần đảm bảo sự công minh trong khoa cử. Sau này, Triều Nguyễn cũng tiếp tục áp dụng việc hồi tỵ với khoa cử, trong các kỳ thi Hương, thi Hội, quan lại không được về coi thi, chấm thi tại tỉnh là quê đẻ, quê mẹ, quê vợ, nơi học hoặc nơi dạy cũ. Trong “Đại Nam hội điển sự lệ” có quy định về hồi tỵ rằng: “Nếu các khảo quan có người thân thích dự thi ở trường mình thì phải báo cáo lên cấp trên để tránh đi. Nếu có tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái” . 

    Hồi tỵ về thân thuộc cũng áp dụng rất nghiêm ngặt, không chỉ đối với những người có quan hệ thân thuộc trong gia đình mà còn đối với những người có quan hệ về hôn nhân. Dưới thời Lê Thánh Tông đã bắt đầu quy định về hồi tỵ với quan hệ hôn nhân. Năm Bính Ngọ niên hiệu Hồng Đức (1486), ông ra chỉ dụ cấm quan lại được lấy vợ là đàn bà, con gái tại nơi làm quan, nhằm “ngăn chặn từ xa” tình trạng các bà vợ “chỉ huy” các ông quan chồng để thao túng quyền hành. Chỉ dụ này của Lê Thánh Tông đã được thể chế hóa chính thức bằng quy định tại Điều 316 của Quốc triều Hình luật: “Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà con gái ở trong hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức”.

    Điều 334 Quốc triều Hình luật còn quy định: “Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở biên trấn kết làm thông gia, thì phải xử tội đồ hay lưu và phải ly dị, nếu lấy trước rồi thì xử đoản khác”. Luật hồi tỵ sau đó còn được vua Thiệu Trị (Nhà Nguyễn) quy định thêm: Cấm quan đầu tỉnh lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình vợ nhũng nhiễu; cấm các quan tậu ruộng vườn, nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp dân để được mua rẻ; cấm tư giao với đàn bà con gái trong trị hạt; cấm các quan lại đã về hưu quay lại của công để cầu cạnh...

    Vào năm Mậu Thân (1488), Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu cấm những người là chú, bác – cháu ruột, anh em ruột (đến năm Bính Thìn – 1496), quy định được mở rộng đến cả những người là anh em con cô con cậu, con dì con già và cả những người là thông gia với nhau cùng làm xã trưởng, nếu đã cùng làm xã trưởng rồi thì giữ lại một người “đứng đắn nhất“, có thể làm được việc, còn những người khác thì phải về làm dân. Triều Nguyễn (vua Minh Mạng) đưa ra quy định: Các loại dịch (nhân viên) ở nha môn các bộ ở Kinh đô và các tỉnh là cha con, anh em ruột, anh em 

    Xem thêm: Phân loại và ý nghĩa chế độ hồi tỵ ở Trung Quốc thời kỳ phong kiến

    con chó con bác với nhau thì phải “tách ra“, đổi bổ đi nơi khác. Những người có quan hệ thống gia, thầy trò, người cùng quê quán... cũng không được cùng làm quan tại một địa phương, cùng làm việc tại một công sở. Ví dụ năm 1830, Phan Huy Chú được bổ nhiệm Hàn lâm viện tu soạn trong khi đã có người anh em đang làm Hàn lâm viện quản thủ kiêm Thượng thư Bộ Lễ. Ông đã dâng biểu đề từ quan.

    Hoặc năm 1845, triều đình phê chuẩn cho Án sát tỉnh Quảng Ngãi là Đặng Kham cùng với viên Đốc học tỉnh ấy là Trần Văn Vy là thông gia nên đã cho hồi tỵ. Trần Văn Vy cho đổi đi làm Đốc học tỉnh Hà Tĩnh. Hồi tỵ về thân thuộc còn được mở rộng đối tượng, không chỉ những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân mà cả những người có mối quan hệ đặc biệt như thầy – trò, đồng liêu. Năm Tự Đức thứ nhất (1848), triều Nguyễn chuẩn định cho Nguyễn Trinh là tri huyện huyện Chân Lộc tỉnh Nghệ An, cùng với Án sát tỉnh ấy là Phạm Bá Thiều là tình thầy trò nên được cho Hồi tỵ. Nguyễn Trinh được đổi bổ làm tri huyện huyện Quảng Xương, tỉnh Quảng Trị . 

    Hồi tỵ về địa vực (nguyên quán, trú quán) từ thời vua Minh Mạng trở đi ngày càng chặt chẽ. Các quan lại không được làm quan ở quê hương, nơi trú quán (nơi đã sinh sống một thời gian lâu), hoặc ở quê vợ, quê mẹ mình, thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi. Các loại mục, thông lại (nhân viên hành chính ở các phủ, huyện) cũng không được làm việc ở phủ huyện là quê hương mình. Các loại mục, thông lại (nhân viên hành chính) ở các huyện, phủ là người cùng một làng, xã cũng phải “hồi tỵ“, phân tán, đổi bổ đi nơi khác.

    Ngoài ra còn quy định những người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò, có cùng chung quán (cùng quê), ngụ quán (cùng nơi cư trú)... cũng không được làm quan cùng một chỗ. Theo thống kê của tác giả Emmanuel Poisson trong tác phẩm “Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam–một bộ máy hành chính trước thử thách (1820–1918)”, khi ông khảo sát nguồn gốc địa phương của các quan cấp tỉnh thì chỉ có 13% quan làm việc ở cấp tỉnh là người bản tỉnh hoặc trú quán ở tỉnh. Qua thống kê còn cho thấy, các quan càng lên cao càng làm việc xa quê hương . 

    Trong quá trình thực thi công vụ, một số lĩnh vực đặc biệt cũng phải thực hiện hồi tỵ. Trong lĩnh vực thanh tra, xét xử, Nhà Nguyễn đưa ra quy định Các quan thanh tra, xét xử thấy trong vụ án, vụ điều tra có người thân quen của mình (bà con nội, ngoại, bạn thân...) đều phải khai báo và hồi tỵ ngay. Các quan từ tham biện (hay biện lý, quan làm nhiệm vụ tư vấn về một khía cạnh nào đó ở một bộ, hay ở tỉnh) trở lên khi về Kinh đô chầu được định nghị (dự bàn các việc của triều thần), song nếu các cuộc họp đó có bàn đến các việc liên quan đến địa phương mình nhậm trị hay việc của bộ mà mình phụ trách thì phải “lui ra“.

    Tuy nhiên, một số cơ quan và ngành không áp dụng luật Hồi tỵ. Ví dụ, Ty Chiêm hậu là cơ quan chuyên trách về lịch, Ty Hiệu lễ sinh chuyên coi về lễ nghi, Khâm Thiên giám là cơ quan chuyên về thời tiết, không phải cơ quan hành chính nên không phải “hồi tỵ“; Thái y viện là cơ quan chuyên chăm sóc sức khỏe cho vua, cần “cha truyền con nối” để làm việc nên cũng không phải “hồi tỵ” . 

    Về thực hiện và giám sát luật hồi tỵ, vua Minh Mạng thực hiện việc này rất sát sao. Có lần, vào năm Đinh Dậu (1837), triều đình cử Nguyễn Song Thanh là Lang trung (quan đứng đầu một cơ quan dưới bộ) làm Quyền Bố chính tỉnh Định Tường, nhưng khi biết vị quan này thời trẻ đã từng học ở đây, quen biết nhiều nên đã cho đổi ông ta về nhậm chức ở tỉnh Bình Định và điều người khác thay thế . 

    Có thể thấy, trong chế độ quân chủ phong kiến, bên cạnh những chính sách đào tạo, đãi ngộ và sử dụng nhân tài, các nhà vua phong kiến đã ban hành và thực thi hết sức nghiêm ngặt luật lệ về tuyển dụng, bố trí và quản lý quan chức đương thời. Hồi tỵ là một chủ trương, đường lối, chính sách đắc lực và quan trọng đã giúp nhà nước phong kiến ngăn chặn được những hiện tượng những người có quan hệ họ hàng, thông gia, thầy trò, cùng quê... cùng làm việc tại một địa phương, một công sở, từ đó ngăn chặn đội ngũ quan lại câu kết, lạm dụng chức quyền, địa vị để kéo bè kéo cánh, đe dọa đến sự cai trị của thiết chế trung ương tập quyền; đồng thời chính sách hồi tỵ còn là chế độ phòng ngừa, giám sát và quản lý nghiêm ngặt các quan lại, giúp ngăn chặn tư tưởng cục bộ (cục bộ dòng họ, cục bộ địa phương), dẫn đến sự hình thành “lợi ích nhóm” của một số quan lại để đục khoét của cải của nhà nước, ngăn chặn, hạn chế nạn tham nhũng, quan liêu.

    Xem thêm: Vận dụng các quy định của chế độ hồi tỵ tại Việt Nam hiện nay

    Bên cạnh đó, việc thực thi nghiêm ngặt chế độ hồi tỵ còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quan lại, khắc phục tình trạng vì tình cảm mà nể nang, né tránh nhau, bao che khuyết điểm của nhau, ngăn ngừa hiện tượng ỷ thế của người nhà làm quan đứng đầu tại địa phương, công sở để làm càn..., giúp cho quan lại không bị vướng bận bởi các mối quan hệ xã hội phức tạp trong quá trình thực thi công vụ, từ đó có thể vô tư, toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ.

    Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật Dương Gia

    Chức vụ: Chủ sở hữu Website

    Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

    Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 06 năm

    Tổng số bài viết: 368.467 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Chế độ hồi tỵ

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Kế thừa và vận dụng chế độ hồi tỵ tại Trung Quốc hiện nay

    Chế độ hồi tỵ trong bổ nhiệm, nhậm chức của cán bộ, công chức? Chế độ hồi tỵ trong lĩnh vực hành chính? Chế độ hồi tỵ trong tố tụng hình sự, dân sự? Một số nhận xét, đánh giá về chế độ hồi tỵ tại Trung Quốc hiện nay?

    Vận dụng các quy định của chế độ hồi tỵ tại Việt Nam hiện nay

    Vận dụng các quy định của chế độ hồi tỵ tại Việt Nam hiện nay trong công tác bố trí và sử dụng cán bộ? Một số đánh giá, nhận xét về các quy định hồi tỵ được áp dụng tại Việt Nam hiện nay?

    Ý nghĩa của việc nghiên cứu, vận dụng chế độ hồi tỵ hiện nay

    Ý nghĩa của việc nghiên cứu, vận dụng chế độ hồi tỵ hiện nay? Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và vận dụng chế độ hồi tỵ?

    Phân loại và ý nghĩa chế độ hồi tỵ ở Trung Quốc thời kỳ phong kiến

    Phân loại các loại hồi tỵ tại Trung Quốc trong thời kỳ phong kiến? Ý nghĩa của chế độ hồi tỵ ở Trung Quốc thời phong kiến?

    Hồi tỵ là gì? Lịch sử hình thành chế độ hồi tỵ ở Trung Quốc?

    Hồi tỵ là gì? Lịch sử hình thành và phát triển chế độ hồi tỵ tại Trung Quốc? Khái quát về sự hình thành và phát triển của chế độ hồi tỵ ở Trung Quốc?

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Súng hoa cải là gì? Có được chế tạo, sử dụng súng hoa cải?

    Súng hoa cải là gì? Súng hoa cải tiếng Anh là gì? Súng hoa cải có phải vũ khí quân dụng không? Có được chế tạo, sử dụng súng hoa cải không?

    Mẫu đơn xin tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất

    Các trường hợp tạm dừng đóng BHXH? Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tiếng Anh là gì? Mẫu đơn? Hướng dẫn viết đơn? Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH?

    Mẫu đơn xin không tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới nhất

    Mẫu đơn xin không tham gia BHXH là gì? Đơn xin không tham gia BHXH tiếng Anh là gì? Mẫu đơn mới nhất năm 2022? Cách viết đơn?

    Hướng dẫn thủ tục thay đổi mẫu con dấu công ty/doanh nghiệp

    Con dấu công ty có những nội dung gì? Thay đổi mẫu con dấu công ty tiếng Anh là gì? Những trường hợp được thay đổi dấu? Một số lưu ý?

    Cam kết là gì? Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất?

    Cam kết là gì? Cam kết tiếng Anh là gì? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì? Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất? Hướng dẫn viết?

    Ngày đáo hạn là gì? Ngày đáo hạn phái sinh chứng khoán?

    Ngày đáo hạn là gì? Ngày đáo hạn tiếng Anh là gì? Ngày đáo hạn phái sinh chứng khoán? Chứng khoán phái sinh đáo hạn thời điểm nào?

    Đáo hạn là gì? Phân biệt giữa đáo hạn và đảo nợ ngân hàng?

    Đáo hạn là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Phân biệt giữa đáo hạn và đảo nợ ngân hàng? Các quy định pháp luật hiện hành?

    Mẫu giấy ủy quyền nhận lương hưu, nhận tiền trợ cấp xã hội

    Giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu, nhận tiền trợ cấp xã hội là gì? Giấy ủy quyền tiếng Anh là gì? Mẫu giấy ủy quyền? Khi nào cần phải ủy quyền?

    Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn và hướng dẫn cách viết đơn

    Đơn xin trợ cấp khó khăn là gì? Đơn xin trợ cấp khó khăn tiếng Anh là gì? Mẫu đơn xin trợ cấp khó khăn? Hướng dẫn cách viết đơn?

    Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

    Thanh niên là ai? Các thuật ngữ tiếng Anh? Quy định về vai trò? Thanh niên Việt nam trong giai đoạn hiện nay? Thách thức dành cho thanh niên?

    Mẫu tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất

    Mục đích viết tờ trình? Tờ trình xin kinh phí mua sắm thiết bị tiếng Anh là gì? Mẫu tờ trình mới nhất? Một số lưu ý? Cách viết mẫu tờ trình?

    Thủ tục tạm ứng và sơ đồ quy trình thanh toán tạm ứng chuẩn

    Tạm ứng và thanh toán là gì? Quy trình thanh toán tạm ứng tiếng Anh là gì? Vai trò? Thủ tục tạm ứng? Sơ đồ quy trình thanh toán tạm ứng chuẩn?

    Tiền sử dụng đất là gì? Miễn giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất?

    Tiền sử dụng đất là gì? Quy định về nộp, miễn giảm, ghi nợ tiền sử dụng đất? Trường hợp miễn giảm tiền sử dụng đất? Quy định về ghi nợ tiền sử dụng đất? Thủ tục xin miễn giảm tiền sử dụng đất?

    Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công

    Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án là gì? Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án? Hướng dẫn làm mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án? Một số quy định của pháp luật về chủ trương đầu tư dự án?

    Năng lực là gì? Vai trò của hồ sơ năng lực trong hoạt động marketing?

    Khái niệm năng lực là gì? Năng lực chung và năng lực chuyên môn? Các mức độ, phân loại và mối liên hệ giữa năng lực với tư chất, với trì thức, kỹ năng kỹ xảo? Khái niệm hồ sơ năng lực? Vai trò của hồ sơ năng lực trong hoạt động marketing?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại và ý nghĩa của sự kiện pháp lý?

    Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại và ý nghĩa của sự kiện pháp lý? Đặc điểm của sự kiện pháp lý? Phân biệt giữa sự kiện pháp lý và sự kiện thông thường?

    Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015

    Tội chiếm giữ trái phép tài sản là gì? Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Bộ luật hình sự năm 2015? Quy định về tội chiếm giữ tài sản trái phép?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Lương là gì? Tiền lương là gì? Cơ cấu và ý nghĩa của tiền lương?

    Lương là gì? Tiền lương là gì? Cơ cấu tiền lương? Đơn giá tiền lương? Ý nghĩa của tiền lương? Các quy định về tiền lương mới nhất?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá