Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Biểu mẫu khác » Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường mới nhất

Biểu mẫu khác

Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường mới nhất

  • 28/11/202228/11/2022
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    28/11/2022
    Biểu mẫu khác
    0

    Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là gì? Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường? Điều kiện để người tài ở lại trường làm việc? Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường?

    Cơ cấu việc làm của Việt Nam hiện nay có thể nói đang có những biến động lớn, sự phân bố nhân lực chưa hợp lý đã gây ra tình trạng thất nghiệp cho một lượng lớn người lao động. Nhiều sinh viên sau khi ra trường với tấm bằng trên tay lại hoang mang không biết sẽ tìm việc như thế nào? Công việc nào là phù hợp với mình. Thực trạng hiện nay, nhiều sinh viên làm trái ngành, trái nghề không ít bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một số sinh viên ra trường lại có nguyện vọng xin ở lại trường để có thể thực hiện những dự định của bản thân. Bài viết này hướng dẫn bạn soạn thảo đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường và một số thông tin liên quan.

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là gì?
    • 2 2. Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:
    • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:
    • 4 4. Điều kiện để người tài ở lại trường làm việc:
    • 5 5. Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường:

    1. Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là gì?

    Sinh viên là người học tập và được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ và được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

    Đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường là văn bản do sinh viên lập ra và được gửi đến phòng, ban, cá nhân có thẩm quyền giải quyết để xin ở lại trường nhằm thực hiện một công việc hay mục đích nào đó.

    Trên thực tế, sau khi ra trường, sinh viên vẫn còn một số vấn đề, công việc cần giải quyết dẫn đến việc phải ở lại trường. Chính vì vậy, đơn xin ở lại trường công tác giúp tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được thực hiện những dự định của bản thân, đảm bảo quyền lợi cho sinh viên mới ra trường. Bên canh đó, việc ở lại trường công tác cũng sẽ giúp sinh viên được tiếp cận, làm việc trong môi trường thuộc lĩnh vực mà mình đang theo đuổi.

    2. Mẫu đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    —————-

    …….., ngày….tháng…năm…..

    ĐƠN XIN Ở LẠI TRƯỜNG

    Kính gửi: 

    – Ban Giám hiệu trường Đại học .…

    – Ban chủ nhiệm khoa……..

    – Phòng Công tác sinh viên

    – Phòng Đào tạo…………..

    Tôi tên là:……… …….; Sinh ngày:…… …….

    Chứng minh nhân dân số:… ….Ngày cấp:…………….Nơi cấp:………

    Hộ khẩu thường trú:………

    Chỗ ở hiện tại:………

    Điện thoại liên hệ:… ………

    Là sinh viên của lớp:……..; Khoa:………

    Mã số sinh viên:…………

    Lớp học phần………..…….

    Khóa tuyển sinh……………..; Hệ đào tạo:………

    (Trình bày lý do xin ở lại trường)

    Tôi cam đoan sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi nội quy của nhà trường trong quá trình nghiên cứu khoa học.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Người làm đơn

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ở lại trường công tác dành cho sinh viên ra trường:

    – Điền rõ các thông tin cá nhân của sinh viên như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư (ngày cấp, nơi cấp), hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, mã số sinh viên, lớp, khoa, hệ đào tạo đã học.

    – Trình bày lý do mà bạn muốn xin ở lại trường

    Ví dụ: Ngày…tháng…năm…tôi đã thực hiện xong khóa đào tạo Bằng Cử nhân….của Trường Đại học…. Do có nguyện vọng thực hiện bài nghiên cứu khoa học về vấn đề……nên tôi cần ở lại trường để sử dụng tài liệu tại thư viện của trường với mục đích phục vụ việc hoàn thành bài nghiên cứu khoa học nêu trên.

    Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Nhà trường xem xét, tạo điều kiện để tôi được ở lại trường để tiếp tục hoàn thành việc nghiên cứu khoa học của mình.

    4. Điều kiện để người tài ở lại trường làm việc:

    Việc nhà nước tạo những chính sách để thu hút nhân tài từ xa xưa đã được thực hiện. Trong bối cảnh hiện nay, phương châm “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” vẫn còn đó. Chính vì vậy, việc giữ những sinh viên đạt loại xuất sắc ở lại trường công tác, làm việc là một trong những nội dung mà các trường đại học luôn đặt sự quan tâm lên hàng đầu.

    Thứ nhất, môi trường làm việc thông thoáng, công bằng, dân chủ và trọng thị. Môi trường làm việc là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, năng suất lao động. Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố: cơ sở vật chất phục vụ cho công việc, văn hoá nội bộ, các chế độ đãi ngộ, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên,.. Nếu nhân viên thấy được môi trường làm việc mang tính chuyên nghiệp, hiện đại; có nhiều yếu tố khuyến khích, thúc đẩy cho năng lực nhân viên phát triển thì tự bản thân họ sẽ có thêm động lực, phấn đấu cho công việc. Tuy nhiên, ngược lại nếu môi trường làm việc không được như họ mong muốn thì sẽ dẫn tới tâm lý chán nản, kết quả công việc của nhân viên đạt chất lượng thấp, thiếu niềm tin vào sự phát triển của công ty và việc họ nghỉ việc chỉ còn là vấn đề thời gian.

    Thứ hai, thu nhập thỏa đáng, nhiều chế độ đãi ngộ tốt. Nếu như cách đây 5 năm người ta đã tính toán một gia đình có bốn người cần 8 triệu đồng/tháng để có thể yên tâm với công việc giảng dạy nghiên cứu ở trường đại học thì hiện nay, con số này đã tang lên 20 triệu đồng. Đây là một bài toán khó nhưng không phải là bế tắc hoàn toàn. Những sinh viên có học lực xuất sắc sẽ cảm thấy mức lương họ nhận được là thỏa đáng với năng lực, công sức họ bỏ ra và họ có thể nhận được nhiều hơn nữa nếu làm việc tốt. Đây có thể nói là những tinh hoa của đất nước, dân tộc nên việc trọng dụng nhân tài là việc làm hết sức cần thiết.

    5. Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường:

    Thứ nhất, giải phóng tinh thần.

    Việc quá căng thẳng và áp lực sẽ làm cho tâm trạng của sinh viên bị khủng hoảng, nặng nề dẫn đến khó có thể làm việc suôn sẻ. Sinh viên nên gạt bỏ những suy nghĩ chẳng hạn như ra trường phải tìm được việc nhanh nhất có thể mà hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái nhất có thể. Hãy chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, cầu long,… hay bất kỳ thứ gì bạn thích để tạo cho mình một nguồn năng lượng nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám đương đầu với những khó khăn, chông gai.

    Thứ hai, thử sức mình với nhiều công việc tại các thành phố lớn.

    Những thành phố lớn thường đông đúc, chật chội, khói bụi ô nhiễm, chi phí đắt đỏ,… nhưng bù lại bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình cũng như có thể trải nghiệm nhiều ngành nghề khác nhau để tìm ra công việc yêu thích trong trường hợp bạn còn hoang mang chưa biết phải đi theo con đường nào. Các thành phố lớn cũng là cơ hội để bạn có thể thỏa sức làm việc và nhảy việc đến khi nào bạn tìm thấy công việc phù hợp với mình.

    Để làm được những điều đó thì bạn cần phải thực sự chủ động trong việc tìm việc. Nhiều sinh viên mới ra trường vẫn còn thụ động trong công tác tìm việc cho bản thân. Họ chỉ gửi hồ sơ đến các công ty trên Internet và chờ đợi nhà tuyển dụng gọi phỏng vấn. Điều này sẽ dẫn đến việc bạn bị hòa lẫn với hàng loạt các hồ sơ khác nhau làm cho bạn bị mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng và vô hình trung làm mất đi tính cạnh tranh cũng như làm bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm tốt.

    Thứ ba, hãy lên một ý tưởng khởi nghiệp.

    Nếu bạn là người không thích làm công ăn lương hay những công việc nhà nước nhàm chán thì bạn có thể triển khai những ý tưởng kinh doanh của riêng mình và hiện thực hóa chúng. Khởi nghiệp đòi hỏi nhiều yếu tố và kỹ năng để thành công, bạn còn trẻ và ước mơ hoài bão thì luôn đong đầy nên đừng sợ thất bại mà hãy biến ước mơ của bạn thành sự thật. Từ những vấp ngã, bạn sẽ tìm thấy ánh sáng của thành công.

    Thứ tư, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

    Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người có năng lực và kinh nghiệm phong phú hơn là bằng cấp nên bạn có thể tích lũy kinh nghiệm cho mình càng sớm càng tốt, có thể đi làm thêm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn có thể tận dụng kỳ thực tập của mình để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm thực hành để có thể gây ấn tượng hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hãy cố gắng mở rộng mọi mối quan hệ mình thông qua nhiều kênh khác nhau để có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân. Bên cạnh đó, không ngừng cập nhật kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân để bắt kịp với nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng chính là việc các bạn phải làm song song với việc tạo lập mối quan hệ. Điều này sẽ giúp tăng cao khả năng xin việc của các bạn.

    Bạn hãy nhớ rằng, vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tính cách cũng như sở thích của mình. Thế nhưng đừng vì thế mà từ bỏ, hãy lấy đó làm những hành trang kinh nghiệm quý báu, là bước đệm vững chắc cho tương lai sau này của bạn. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn như gia đình, con cái, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp,…bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Sinh viên


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc

    Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc? Ý thức bảo vệ tổ quốc của sinh viên?

    Học phần là gì? Các vấn đề sinh viên phải biết về học phần?

    Học phần là gì? Phân loại học phần? Học phần được thiết kế như thế nào trong Chương trình đào tạo đại học? Vai trò của học phần?

    Chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên

    Khái quát về chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên? Quy định về chế độ chính sách của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên?

    Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội Sinh viên Việt Nam

    Vị trí, vai trò và mối quan hệ của Hội Sinh viên Việt Nam? Nhiệm vụ của Hội Sinh viên Việt Nam?

    Quy định về tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh và sinh viên

    Quy định về việc tham bảo hiểm y tế cho học sinh và sinh viên? Mức đóng BHYT học sinh sinh viên mới nhất? Mức hưởng bảo hiểm y tế học sinh?

    Mẫu đơn xin đăng ký ở ngoại trú dành cho sinh viên, học sinh

    Đơn xin đăng ký ở ngoại trú dành cho sinh viên, học sinh là gì? Mục đích của đơn xin đăng ký ở ngoại trú dành cho sinh viên, học sinh? Mẫu đơn xin đăng ký ở ngoại trú dành cho sinh viên, học sinh? Hướng dẫn viết đơn xin đăng ký ở ngoại trú dành cho sinh viên, học sinh? Một số quy định đối với học sinh, sinh viên học ở ngoại trú? Mẫu đơn xin ở nội trú dành cho học sinh, sinh viên tham khảo?

    Mẫu giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu BHYT học sinh sinh viên mới nhất

    Giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên là gì và để làm gì? Mẫu Giấy đề nghị chi kinh phí hỗ trợ thu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên và hướng dẫn soạn thảo?  Đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên?

    Mẫu giấy xác nhận dành cho sinh viên vay vốn tại ngân hàng

    Ai là người được vay vốn đối với học sinh, sinh viên? Mẫu giấy xác nhận dành cho sinh viên vay vốn tại ngân hàng? Quy định về hoạt động vay vốn của sinh viên?

    Mẫu đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục mới nhất

    Đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục là gì? Mục đích của đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục? Mẫu đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục? Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục? Chính sách hỗ trợ đối với học sinh sinh viên? Trường mầm non tư thục?

    Mẫu đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục mới nhất

    Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục là gì? Mục đích của đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục? Mẫu đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục? Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục? Chính sách nội trú dành cho học sinh, sinh viên?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ