Cuộc thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Đối tượng dự thi, nội dung thi? Tên cuộc thi trong tiếng Anh là gì? Cách thức đăng ký và hình thức thi? Giải thưởng cuộc thi?

Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được phát động trên cả nước. Trong đó, có sự tham gia của học sinh và các nhóm đối tượng khác theo tiêu chuẩn quy định. Từ đó tăng thêm các giá trị ý nghĩa trong tư tưởng, nhận thức của lực lượng trẻ trong xã hội. Các giải thưởng cá nhân và tập thể được trao để tuyên dương tinh thần học hỏi của đối tượng tham gia. Cùng tìm hiểu các nội dung, thể lệ và cách thức tổ chức cuộc thi theo quy định.

Căn cứ pháp lý: Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bạn Cần Biết

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được phối hợp thực hiện bởi Bộ GD&ĐT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cuộc thi được phát động theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. Thể hiện tầm quan trọng trong tiếp cận, giáo dục thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập, rèn luyện được phản ánh thông qua kết quả tham gia cuộc thi. Từ đó có thể hưởng ứng và mang đến chất lượng đoàn kết, tiến bộ trong tương lai.

1. Đối tượng dự thi, nội dung thi:

Cuộc thi được phát động, tổ chức hằng năm theo thông báo. Các đối tượng cần nắm được thời gian tổ chức để tham gia các vòng thi cũng như nắm được cách thức tham gia.

1.1. Đối tượng dự thi:

Cuộc thi có sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng, chia thành 3 bảng:

– Bảng A dành cho học sinh phổ thông, đối tượng trưởng thành trong công tác Đoàn. Cũng chính là lực lượng chuẩn bị có tiếp cận, quyết định mới trong định hướng sự nghiệp. Học tập từ kinh nghiệm, lời dạy của Bác là đang làm theo lý tưởng, nhận thức tiến bộ.

– Bảng B dành cho sinh viên Việt Nam và lưu học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài. Là các đối tượng không trực tiếp học tập trong môi trường giáo dục quốc gia. Cũng như cần tiếp cận tốt nhất với các lý tưởng đất nước. Để từ đó thêm tự hào dân tộc, có định hướng đóng góp, xây dựng đất nước trong tương lai.

– Bảng C dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trẻ, đoàn viên, thanh viên. Là các đối tượng không thuộc đối tượng dự thi ở bảng A, bảng B và có độ tuổi dưới 35.

1.2. Nội dung thi:

– Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ về tư tưởng, nhận thức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục Việt Nam, gốc rễ của nguồn nhân lực mới. Những bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống của Hồ Chí Minh.

– Nội dung cốt lõi, cơ bản trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mang đến mong muốn, khao khát trong đoàn kết, tìm kiếm lợi ích chung dân tộc. Nội dung tác phẩm “Dân vận” và tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Đây là các tác phẩm mang đậm phong cách, tư tưởng mà người muốn truyền tải đến nhân dân.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Tăng nhận thức cho nhân dân về khai thác kết hợp với bảo vệ tài nguyên, khoáng sản biển.

– Những nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là các đối tượng tham gia quản lý đất nước. Phải thể hiện vai trò, ý nghĩa cũng như trách nhiệm làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

– Những thành tựu, kết quả đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mang đến giá trị đoàn kết, đóng góp lớn của các tầng lớp khác nhau. Từ đó tạo tiền đề phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là trong giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. Mang đến thay đổi và chuyển biến tích cực trong sự nghiệp đất nước.

Những chủ trương lớn trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Thực hiện lý tưởng được tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp trẻ trong xã hội.

2. Tên cuộc thi trong tiếng Anh là gì?

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiếng Anh là Studying and following Ho Chi Minh’s moral example.

3. Cách thức đăng ký và hình thức thi:

3.1. Cách thức đăng ký:

– Thí sinh tiếp nhận thông tin về cuộc thi thông qua đoàn trường, các phương tiện thông tin đại chúng. Đăng ký tài khoản và tham gia làm bài thi trực tuyến tại trang điện tử của Cuộc thi. Thống nhất thực hiện tổ chức tại http://hocvalamtheobac.vn trong thời gian quy định.

Tài khoản đăng ký sẽ được xác nhận qua thư điện tử cá nhân. Mỗi thí sinh chỉ được phép đăng ký, sử dụng một tài khoản duy nhất để tham gia Cuộc thi. Các thông tin gắn với cá nhân được xác định cụ thể cho từng tài khoản. Trong đó các cá nhân trong cùng đơn vị, cơ quan sự nghiệp là một tập thể.

– Hoặc Thí sinh có thể tải ứng dụng (app) hocvalamtheobac. Cũng thực hiện các bước đăng ký và dự thi như trên.

– Thông tin chính thức về Cuộc thi được Ban tổ chức cập nhật trên các trang thông tin điện tử: http://hocvalamtheobac.vnhttp://www.moet.gov.vnhttp://www.doanthanhnien.vnhttp://www.gdtd.vn và Fanpage: https://www.facebook.com/hocvalamtheobac/. 

3.2. Hình thức thi:

Cuộc thi được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến từ vòng loại đến vòng chung kết. Trong đó, các vòng thi đều được tổ chức theo thông tin bài thi: Thí sinh trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 10 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm số tối đa của thí sinh trong vòng thi này là 300 điểm cho một buổi thi. Thí sinh có thể điều chỉnh đáp án lựa chọn trong khoảng thời gian này. Kết thúc thời gian thi, đáp án lựa chọn cuối cùng được tính là đáp án của thí sinh.

Vòng loại (gồm 4 tuần thi):

– Được tổ chức làm 04 tuần, thí sinh được quyền thi tối đa 04 lần/tuần thi. Thi đủ sẽ giúp điểm số của thí sinh được cải thiện.Trong đó, mỗi tuần đều tìm ra bài làm có thành tích cao nhất dựa trên tiêu chí: vừa có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất.

– Kết thúc vòng loại, điểm của thí sinh là tổng điểm của 04 tuần thi. Sau đó, các cơ sở đào tạo thực hiện tổng kết điểm thi cúa thí sinh ở vòng loại. Mỗi cơ sở chọn tối đa 05 thí sinh có kết quả thi cao nhất tham dự Vòng thi bán kết. Trong đó, yêu cầu đối với điểm thi tối thiểu của mỗi tuần thi là 150 điểm.

Cách thức tổ chức thi Vòng Bán kết:

Thí sinh được quyền thi tối đa 02 lần cho một vòng thi để tìm được điểm số cao nhất. Lần thi có điểm số cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất sẽ là kết quả chính thức của thí sinh.

– Kết thúc thi Vòng Bán kết, Ban Tổ chức lấy tổng số 50 thí sinh sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp. Trong đó mỗi cơ sở đào tạo chỉ chọn 01 thí sinh có điểm thi cao nhất, thời gian thi ngắn nhất vào thi Vòng Chung kết xếp hạng cá nhân toàn quốc. Nhằm tìm được các thí sinh tốt nhất của nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước.

Cách thức tổ chức thi Vòng Chung kết:

Trong vòng thi này, thí sinh chỉ được quyền thi 01 lần. Điểm số của bài thi cũng phản ánh năng lực cũng như quyết định kết quả thi của thí sinh.

– Kết thúc thi Vòng Chung kết, Ban tổ chức tổng kết lại điểm số của từng thí sinh. Cũng như tiến hành sắp xếp kết quả từ cao xuống thấp và xét giải cho các bảng thi. Điểm số cũng phải ánh thứ tự của thí sinh trong đánh giá trao giải thưởng thích hợp.

4. Giải thưởng cuộc thi:

4.1. Giải cá nhân (dành cho 03 bảng):

Ban tổ chức sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố, các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm xem xét và tổ chức khen thưởng cho thí sinh có số điểm cao nhất, thời gian làm bài ngắn nhất (tính giá trị đến phần trăm giây). Từ đó xác định thí sinh có năng lực và khả năng phù hợp. Đánh giá và phân loại chất lượng thí sinh tốt nhất trong yêu cầu thể lệ cuộc thi.

– Hình thức khen thưởng: Trao giấy chứng nhận đạt giải Cuộc thi và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của pháp luật. Bao gồm cả chịu trách nhiệm về kinh phí nếu có. Cụ thể như sau:

Ban tổ chức cuộc thi Trung ương sẽ báo cáo trình lãnh đạo Bộ xem xét lựa chọn các cá nhân đạt giải cao trong cuộc thi để có hình thức tuyên dương, khen thưởng phù hợp. Nội dung này được ban tổ chức thông báo sau khi có quyết định chính thức.

Giải thưởng tuần, Vòng loại, Vòng bán kết:

Sau các bảng thi và vòng thi được tổ chức, đều thực hiện đánh giá kết quả xếp loại. Thông qua đó trao đến các giải thưởng phù hợp để khởi dậy đam mê, cố gắng cũng như chất lượng của cuộc thi. Từ đó mang ý nghĩa thực hiện phong trào truyền tải đến nhiều đối tượng.

– Giải thưởng tuần: Mỗi tuần thi sẽ trao 10 giải (mỗi bảng thi) cho 10 thí sinh đạt kết quả thi trắc nghiệm cao nhất trong tuần. Bao gồm 01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba. Mỗi cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo chỉ được chọn 01 thí sinh kết quả cao nhất.

– Giải thưởng Vòng loại: Trao 30 giải/bảng bao gồm 01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba và 20 giải tư.

– Giải thưởng Vòng Bán kết: Trao 30 giải/bảng bao gồm 01 giải nhất, 03 giải nhì, 06 giải ba và 20 giải tư.

– Giải thưởng Vòng Chung kết: Trao mỗi bảng 30 giải, cụ thể như sau:

+ 01 giải nhất và 03 giải nhì.

+ 06 giải ba và 20 giải tư.

Cách thức xét giải Vòng loại, Vòng Bán kết:

Chọn 30 thí sinh có kết quả thi cao nhất, theo nguyên tắc mỗi cơ sở đào tạo chỉ lấy 01 thí sinh có kết quả thi cao nhất.

Cách thức xét giải Vòng chung kết:

Xét kết quả thi của thí sinh từ cao xuống thấp và xét theo cơ cấu giải đã được quy định bên trên. Đây là kết quả và thành tích cuối cùng được xác định. Cũng vinh danh các cá nhân có thành tích xuất sắc nhất tham gia vào phong trào. Từ đó phản ánh hiệu quả, hiệu ứng trong tuyên dương, khen thưởng, thúc đẩy học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

4.2. Giải tập thể:

Ban tổ chức Cuộc thi Trung ương xem xét lựa chọn tập thể có thành tích trong việc triển khai tổ chức tốt cuộc thi trình báo cáo Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo có hình thức khen thưởng phù hợp theo quy định. Tùy thuộc vào các tiêu chí xác định được Ban tổ chức sẽ có thông báo sau.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )