Khi bị cơ quan công an tiến hành khởi tố bị can, nếu như hoàn cảnh gia đình của bị can đó khó khăn thì người nhà của bị can nên xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn của Ủy ban nhân dân xã nơi người đó đăng ký thường trú để xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn trình bày hoàn cảnh gia đình để giảm án là gì?
Mẫu đơn trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn để giảm án là mẫu đơn với các thông tin về hoàn cảnh gia đình của bị can với các thông tin đó gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết
Mẫu đơn trình bày hoàn cảnh gia đình để giảm án là mẫu đơn được lập ra để trình bày về hoàn cảnh gia đình để xin được giảm án
2. Mẫu đơn trình bày hoàn cảnh gia đình để giảm án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–—–—–—–—–—–—–—–
.., ngày… tháng… năm…(1)
ĐƠN XIN XÁC NHẬN HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(Về hoàn cảnh khó khăn của …(2) để xin giảm án)
Căn cứ
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã…(3)
Tôi tên là:…..Sinh ngày:…..
Chứng minh nhân dân số: …..
Ngày cấp: ….. Nơi cấp: Công an tỉnh ….
Hộ khẩu thường trú: …..
Chỗ ở hiện tại: ……
Là … của … đang bị khởi tố/truy tố về hành vi … tại Tòa án nhân dân quận/huyện …
Tôi xin trình bày sự việc như sau: (4)
…..
Xét đến đây là lần đầu tiên tôi/em/cháu phạm tội, hơn nữa trong quá trình điều tra, tôi/em/cháu cũng ăn năn hối cải và thành khẩn khai báo. Do đó, xét thấy hành vi của A là có thể được khoan hồng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Vì vậy tôi/em/cháu làm đơn này xin Quý cơ quan xác nhận về hoàn cảnh của … (2) để làm cơ sở xin giảm nhẹ hình phạt cho tôi/em/cháu.
Kính mong quý cơ quan tạo đều kiện giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ủy ban nhân dân xã … (3) xác nhận về hoàn cảnh của gia đình anh/chị … (2) như sau:
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…(3) (5)
– Về gia đình:…
– Về kinh tế:…
– Về ý thức chấp hành chủ trương, chính sách :…
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…(3)
CHỦ TỊCH
3. Hướng dẫn và lưu ý viết đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn:
– Địa danh ghi trên đơn là tên gọi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bị can/bị cáo đăng ký thường trú. Ví dụ: Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 01 năm 2019.
– Họ tên đầy đủ của bị can/bị cáo.
– Ủy ban nhân dân xã nơi bị can/bị cáo đăng ký thường trú.
– (Ví dụ: Ngày ….. tháng ….. năm ……cháu B đã có hành vi trộm cắp tài sản của ông/bà …… và hiện nay đang bị khởi tố/truy tố theo quyết định khởi tố/truy tố bị can số……. Khi cháu B có hành vi trộm cắp tài sản của gia đình ông/bà ……. là lúc hoàn cảnh của gia đình nhà chúng tôi thật sự rất khó khăn. Bố cháu bị bệnh tai biến, không còn khả năng lao động, còn tôi thì đang làm công nhân tại một xưởng may. Một mình tôi là lao động chính trong gia đình cho nên không thể có tiền cho cháu đi học và gia đình tôi nhiều năm liền được công nhận là hộ nghèo. Vào thời điểm cháu B phạm tội cũng là lúc tôi đang phải nhập viện để điều trị bệnh ung thư. Khoảng thời gian này cần rất nhiều tiền cho việc chữa trị mà gia đình tôi lúc đó không có thu nhập. Vì vậy do thương tôi, muốn kiếm tiền cứu tôi nên cháu mới phải đi trộm cắp như vậy.)
– mục xác nhận của ủy ban nhân dân xã, không ghi bất kỳ thông tin gì vào đây
Lưu ý :
– Thông tin của người xin xác nhận phải được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể.
– Lý do của việc xin xác nhận phải được trình bày một cách khách quan, rõ ràng về sự việc.
– Những hộ gia đình nào đã được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo thì nộp giấy chứng nhận hộ nghèo (Phụ lục 2e Thông tư 14/2018/TT-BLDTBXH sửa đổi Thông tư 17/2016/TT-BLDTBXH quy định rà soát hộ nghèo) thay cho đơn xác nhận hộ nghèo.
4. Xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn ở đâu?
Để xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn của bị can/bị cáo thì phải đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi họ đăng ký thường trú. Nếu bị can/bị cáo ở tỉnh thì sẽ nộp hồ sơ xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn tại xã, phường, thị trấn nơi họ đăng ký thường trú.
Nếu bị can/bị cáo ở thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ nộp hồ sơ xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn tại quận, huyện, thị xã nơi họ đăng ký thường trú.
5. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Tại Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại
+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
+ Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
+ Phạm tội do lạc hậu;
+ Người phạm tội là phụ nữ có thai;
+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Người phạm tội tự thú;
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
+ Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
+ Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
– Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
– Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Ngoài ra tại Điều 38. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù trong bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017) quy định như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật này có quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
– Cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trách nhiệm lập hồ sơ và chuyển cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định, đồng thời gửi 01 bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án. Hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao bản án; trường hợp xét giảm án từ lần hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù;
+ Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù theo quý, 06 tháng, 01 năm;
+ Kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp phạm nhân bị bệnh hiểm nghèo hoặc tài liệu thể hiện phạm nhân là người quá già yếu;
+ Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với trường hợp đã được giảm;
+ Tài liệu chứng minh kết quả bồi thường nghĩa vụ dân sự của người được đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù. Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù có trụ sở, Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được giảm thời hạn chấp hành án là người nước ngoài.
– Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 đợt. Người chấp hành án mỗi năm chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án 01 lần. Trường hợp sau khi được giảm thời hạn chấp hành án mà có lý do đặc biệt đáng được khoan hồng thêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc bị bệnh hiểm nghèo thì có thể được xét giảm tiếp nhưng không quá 02 lần trong 01 năm.
Căn cứ pháp lý: