Khám nghiệm tử thi là việc làm cần thiết của cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm điều tra, thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình truy vết tội phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc khám nghiệm tử thi không phù hợp, khách quan, thì người nhà có quyền từ chối khám nghiệm tử thi. Dưới đây là mẫu đơn từ chối khám nghiệm tử thi và hướng dẫn thủ tục.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn từ chối khám nghiệm tử thi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày …. tháng…. năm 20…
ĐƠN TỪ CHỐI KHÁM NGHIỆM TỬ THI
(V/v: ………..)
Kính gửi :
| Công an………, Tỉnh ……. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an ….… Viện kiểm sát nhân dân … |
Chúng tôi gồm:
Ông …., Sinh năm: …
CMND số: ……. cấp ngày …. do Công an …
Địa chỉ: ……
Bà …, Sinh năm: …
CMND số: … cấp ngày …., do Công an …… cấp.
Địa chỉ: ……
Là ….của người bị …
Nay chúng tôi làm đơn này xin được từ chối khám nghiệm tử thi của ……. là anh/ chị …… trong vụ …… như sau:
Vào ngày ……
Hậu quả: …..
Do ….nên nay Chúng tôi làm đơn này xin được từ chối khám nghiệm tử thi của …… là …… trong vụ tai nạn nêu trên.
Chúng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về Đơn xin từ chối khám nghiệm tử thi này.
Kính mong Quý Cơ Quan tạo điều kiện giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký ghi rõ họ tên)
2. Thủ tục từ chối khám nghiệm tử thi:
2.1. Khái niệm khám nghiệm tử thi:
– Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự, khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết. Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành; có thể khám nghiệm tử thi mới được phát hiện hoặc tử thi được khai quật; tử thi có thể được mổ để khám xét. Mục đích của công tác khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chết của nạn nhân và trong một số trường hợp cụ thể; qua các dấu vết và những biểu hiện trên tử thi còn xác định được hung khí gây án; cách thức gây án…Nói cách khác, Khám nghiệm tử thi là một phương thức phẫu thuật chuyên môn cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không. Đây là một quy trình được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên môn được gọi là những nhà bệnh lý học.
– Theo khoản 1, 2 Điều 202,
Như vậy, việc khám nghiệm tử thi được thực hiện bởi người giám định viên pháp y dưới sự giám sát của Điều tra viên và người chứng kiến. Việc khám nghiệm tử thi bắt buộc phải thực hiện dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên; của Viện Kiểm sát cùng cấp. Để phát hiện và thu thập chứng cứ giám định viên kỹ thuật cũng có thể được mời tham gia. Điều này đảm bảo tính khách quan, rõ ràng trong quá trình khám nghiệm tử thi, tránh tình trạng xảy ra sai sót hay có dấu hiệu gian dối nhằm che dấu hành vi phạm tội.
– Khám nghiệm tử thi là việc làm cần thiết trong những trường hợp đặc biệt, nhằm phục vụ cho công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự. Có những vụ án không có hung khí để lại, không truy lùng ra dấu vết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi của nạn nhân để tìm ra manh mối, nhằm tìm ra tội phạm. Hoặc có những vụ án oan sai, có đơn kháng cáo. Để truy vết tội phạm đúng, cơ quan điều tra sẽ xem xét và tiến hành khám nghiệm tử thi, để tìm những dấu vết liên quan, góp phần làm sáng tỏ vụ án. Có thể nói, khám nghiệm tử thi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong một vụ án hình sự có dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng, hoặc những vụ án mà công tác điều tra đi vào ngõ cụt. Nó giúp việc tìm kiếm tội phạm được nhanh và rõ ràng hơn.
2.2. Thủ tục từ chối khám nghiệm tử thi:
– Khám nghiệm tử thi nhằm mục đích phục vụ cho quá trình điều tra nhằm tìm ra thủ phạm và xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, việc khám nghiệm tử thi phải tuân thủ theo các quy trình, thủ tục nhất định. khám nghiệm tử thi có thể phân thành 2 loại:
+ Khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật: Có rất nhiều trường hợp không tìm kiếm được tội phạm trong vụ án hình sự, do chúng không để lại dấu vết phạm tội. Do đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền buộc phải khám nghiệm tử thi của nạn nhân để tìm kiếm dấu vết của hành vi phạm tội. Về nguyên tắc, khám nghiệm tử thi đương nhiên được thực hiện theo quyết định của cơ quan chức năng cụ thể là của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ xác nhận về việc người đó chết bất thường hay chưa thể tìm ra nguyên nhân cái chết thì các chủ thể này được quyền ra quyết định khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và phục vụ công tác tố tụng theo quy định pháp luật mà không cần bất cứ yêu cầu nào. Nói cách khác, việc khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật mang tính chất bắt buộc. Dù người nhà nạn nhân có đồng ý hay không, cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn có thể khám nghiệm tử thi mà không cần có sự đồng ý của người nhà. Về tính chất nhân đạo, không ai muốn người thân của mình bị mổ xẻ cơ thể. Song, việc khám nghiệm tử thi là phục vụ cho công tác điều tra tội phạm, tìm lại công lý cho nạn nhân. Do đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện giải thích, khuyên nhủ người nhà nạn nhân. Kể cả trong trường hợp nạn nhân không đồng ý, cơ quan chức năng có thẩm quyền vẫn được phép tiến hành khám nghiệm tử thi mà không bị xét vào hành vi vi phạm pháp luật.
+ Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu: Khám nghiệm tử thi theo yêu cầu được thực hiện khi có sự đồng ý của người đó trước khi chết. Tức trước khi cá nhân chết, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hỏi ý kiến họ về việc khám nghiệm tử thi khi họ chết. Nếu cá nhân đó đồng ý, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được phép thực hiện khám nghiệm. Trong trường hợp nạn nhân chết, cơ quan chức năng sẽ phải hỏi ý kiến của người nhà nạn nhân: Cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên. Chỉ khi họ đồng ý, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới được phép khám nghiệm tử thi. Nói cách khách, việc khám nghiệm tử thi trong trường hợp này mang tính chất lựa chọn ở phía nạn nhân và người nhà của họ, không mang tính chất bắt buộc.
Ví dụ: Anh Vũ Văn M là nạn nhân của một vụ án giết người. Tại hiện trường, cơ quan chức năng không tìm kiếm được manh mối, vật chứng liên quan đến vụ án để truy vết ra tội phạm. Do đó, cơ quan chức năng đã ra quyết định khám nghiệm tử thi của anh M theo quy định của pháp luật để tìm dấu vết phục vụ cho việc tìm kiếm tội phạm và ngăn chặn tội phạm tiếp diễn.
Có thể thấy, không phải trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi đều mang tính chất bắt buộc. Nếu việc khám nghiệm tử thi nhằm phục vụ quá trình điều tra tội phạm để xử lý hành vi phạm tội, tránh tội phạm tiếp diễn, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền được quyền khám nghiệm tử thi mà không cần sự đồng ý, cho phép của người nhà. Nếu người nhà nạn nhân từ chối, cơ quan chức năng sẽ thực hiện giải thích, khuyên giải. Ở đây chính là việc khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật. Ngược lại, đối với việc khám nghiệm tử thi theo yêu cầu, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ có thể đưa ra lời yêu cầu, đề nghị với người nhà nạn nhân hoặc nạn nhân (lúc sống). Nếu người nhà nạn nhân không đồng ý, cơ quan chức năng có thẩm quyền không được phép khám nghiệm tử thi.
Như vậy, nếu không trong trường hợp bắt buộc phải khám nghiệm tử thi theo yêu cầu của pháp luật, người nhà nạn nhân hoàn toàn có thể làm đơn từ chối khám nghiệm tử thi. Đơn này sẽ được gửi lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để từ chối việc khám nghiệm.