Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Biểu mẫu khác

Mẫu đơn tố cáo về việc vay tiền không trả mới nhất

  • 28/02/202328/02/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    28/02/2023
    Biểu mẫu khác
    0

    Hiện nay, có nhiều cá nhân lợi dụng việc vay nợ, lợi dụng lòng tin của người cho vay để chiếm đoạt tài sản được vay đó. Vậy khi phát hiện người vay tiền có hành vi chiếm đoạt tài sản của mình thì bên cho vay có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đòi lại quyền lợi của bên cho vay. Dưới đây là Mẫu đơn tố cáo về việc vay tiền không trả mới nhất.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu đơn tố cáo về việc vay tiền không trả mới nhất:
      • 2 2. Hướng dẫn viết đơn tố cáo về việc vay tiền không trả:
      • 3 3. Tại sao phải làm đơn tố cáo?
      • 4 4. Vay tiền không trả có khi tố cáo lên công an thì người bị tố cáo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

      1. Mẫu đơn tố cáo về việc vay tiền không trả mới nhất:

      CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      ĐƠN TỐ CÁO

      “Về việc: hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

      Kính gửi: Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An…………….

      Người tố cáo:

      Họ và tên: ……….Sinh năm: …………… 

      Số Căn cước công dân: ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp:………….. 

      Số điện thoại liên hệ: ……………..

      Địa chỉ liên hệ: ………………….. 

      Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo ngắn gọn và chuẩn nhất

      Người bị tố cáo:

      Họ và tên: …….. Sinh năm:…………..

      Số Căn cước công dân: ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp:………….. 

      Số điện thoại liên hệ: ……………..

      Địa chỉ liên hệ: …………………..

      Tôi xin trình bày nội dung tố cáo đối với ông/ bà……vì đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của tôi với tổng cộng số tiền…… Sự việc cụ thể như sau:

      Vào hồi … giờ… phút ngày … tháng … năm 20…, tôi có cho ông/ bà…. vay số tiền trị giá …. tại nhà của tôi (địa chỉ nhà) và có lập thành Hợp đồng vay (được đính kèm với đơn này). Trong Hợp đồng vay có đầy đủ thông tin của tôi, của ông/ bà… và có chữ ký và lăn tay của các bên.

      Theo Hợp đồng này, tôi cho ông/bà…. vay số tiền trị giá…. trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập hợp đồng. Nghĩa là đến ngày…. tháng…. năm 20… thì ông/ bà… phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền đã vay tôi.

      Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, tố giác tội phạm, mẫu đơn thư tố cáo lừa đảo mới nhất năm 2022

      Tuy nhiên khi đến hạn thanh toán, tôi không thể liên lạc được với ông/bà…, đến địa chỉ liên hệ thì cũng không thể gặp được ông/ bà….Đến nay đã quá 04 tháng kể từ ngày đến hạn mà ông/bà…. phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền nợ cho tôi nhưng tôi vẫn không thể liên lạc được với ông/bà…

      Từ nội dung sự việc tối đã trình bày trên, có thể khẳng định ông/bà…… đã có hành vi lợi dụng lòng tin, lợi dụng việc vay tiền của tôi để chiếm đoạt số tiền đó. Theo như tìm hiểu, tôi được viết hành vi của ông/bà……có dấu hiệu phạm tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

      Với nội dung sự việc đã trình bày như trên, nay tôi yêu cầu Cơ quan Cảnh sát Điều Tra xác minh, điều tra làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông/bà……………..để xử lý theo quy định của pháp luật và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trả lại cho tôi.

      Tôi xin cam đoan trước Cơ quan Cảnh sát Điều tra về nội dung tố cáo trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã tố cáo.

      Kính mong Quý Cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

      Tôi chân thành cảm ơn Quý Cơ quan./.

      Tài liệu kèm đơn:

      –  Bản sao Căn cước công dân của tôi;

      Xem thêm: Đơn tố cáo nặc danh có được tiếp nhận và xử lý không?

      –  Bản sao Giấy vay tiền;

      – Bản sao chứng minh nhân dân của ông/bà……;

      – ……

      ……………, ngày …. tháng …. năm ….

      Người tố cáo

      (ký, ghi rõ họ tên)

      2. Hướng dẫn viết đơn tố cáo về việc vay tiền không trả:

      Việc tố cáo về hành vi vay tiền không trả dưới hình thức văn bản được xác định là loại văn bản hành chính thông thường do công dân soạn thảo. Theo đó, khi làm đơn tố cáo về việc vay tiền không trả thì người làm đơn cần lưu ý những nội dung sau:

      – Quốc hiệu, tiêu ngữ;

      Xem thêm: Đảng viên có được phép viết đơn tố cáo, khiếu nại không?

      – Địa điểm, thời gian làm đơn tố cáo;

      – Kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết (thông thường đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả sẽ gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra thuộc cơ quan Công an cấp quận/ huyện nơi người vay tiền đang cư trú, làm việc);

      – Thông tin cá nhân của người làm đơn tố cáo như: họ và tên, năm sinh, số căn cước công dân, số điện thoại và địa chỉ liên hệ;

      – Thông tin cá nhân của người bị tố cáo như: họ và tên, năm sinh, số căn cước công dân, số điện thoại và địa chỉ thường trú/ tạm trú/ địa chỉ nơi làm việc,…;

      – Nội dung tố cáo (trình bày cụ thể chi tiết nội dung tố cáo như ngày tháng năm cho vay nợ nhưng sau đó bên vay không chịu trả nợ, bên vay có hành vi bỏ trốn, gọi điện không bắt máy,…);

      – Mong muốn của người làm đơn (trình bày cụ thể những yêu cầu cần được cơ quan công an giải quyết như: xác minh nội dung tố cáo để điều tra, truy tố, đưa ra xét xử và đòi lại số tiền mà bên cho vay bị bên vay chiếm đoạt);

      – Lời cam kết về nội dung tố cáo là đúng sự thật với cơ quan công can;

      – Tài liệu, chứng cứ đính kèm với đơn tố cáo;

      Xem thêm: Hỏi về vấn đề đã rút đơn tố cáo có được tố cáo lại không?

      – Chữ ký của người làm đơn.

      3. Tại sao phải làm đơn tố cáo?

      Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì tố cáo được xác định là quyền của công dân, là việc cá nhân tuân thủ theo quy định của Luật Tố cáo để báo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

      Bản chất của Tố cáo được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

      – Thứ nhất, chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là công dân. Như vậy, công dân có quyền tố cáo;

      – Thứ hai, đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan bất kỳ hoặc xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước;

      – Thứ ba, nơi giải quyết tố cáo là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

      Như vậy, tố cáo được xác định là quyền của công dân. Tố cáo giúp công dân được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cho người khác vay tiền mà không được bảo đảm thì công dân có quyền tố cáo hành vi xâm phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      4. Vay tiền không trả có khi tố cáo lên công an thì người bị tố cáo có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

      Khi vay tiền không trả được nếu đủ căn cứ cấu thành tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.

      Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất

      Theo quy định này thì việc bên vay vay, mượn tiền hoặc tài sản của bên cho vay với mục đích chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp khiến cho không có khả năng trả lại tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay một số người khi đi vay, mượn tài sản rồi bỏ trốn nhưng việc chứng minh người đó bỏ đi để kiếm tiền trả nợ hay bỏ đi nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không lại là vấn đề vướng mắc, khó có thể xác định. Khi xác định được mục đích của người vay, mượn tài sản là chiếm đoạt tài sản đó thì bên cho vay có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an cấp quận/ huyện nơi bên vay tiền cư trú, làm việc để được giải quyết đòi lại quyền lợi cho mình.

      Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền xác minh được bên vay có dấu hiệu và mục đích ban đầu là muốn chiếm đoạt tài sản của bên cho vay thì người bị tố cáo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.Theo đó, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này thì bên vay có thể bị xử phạt theo một trong các khung sau:

      – Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

      – Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo khoản 2 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

      – Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm theo khoản 3 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

      – Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm theo khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

      Ngoài ra thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng tuỳ mức độ vi phạm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

      Xem thêm: Làm đơn tố cáo gia đình hàng xóm lấn chiếm đất công được không?

      – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

      – Luật Tố cáo năm 2018.

        Xem thêm: Vay tiền không trả được có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Đơn tố cáo

        Vay tiền không trả được


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Vay tiền không trả được phải chịu trách nhiệm hình sự không?

        Hiện nay, nhiều người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu nên phải vay nợ để đảm bảo cho nhu cầu, công việc và sinh hoạt của bản thân. Tuy nhiên, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì lại không thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên cho vay. Vậy vay tiền không trả được phải chịu trách nhiệm hình sự không?



        Mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích? Nộp đơn ở đâu?

        Mẫu đơn tố cáo và nơi tiếp nhận đánh người gây thương tích? Thủ tục hồ sơ nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích?

        Mẫu đơn tố cáo, khởi kiện vợ/chồng ngoại tình có con riêng

        Mẫu đơn tố cáo, khởi kiện vợ/ chồng ngoại tình, có con riêng mới nhất? Mức xử phạt đối với người có hành vi ngoại tình?

        Cách làm đơn, gửi đơn tố cáo online qua mạng mới nhất

        Mẫu đơn tố cáo? Có được tố cáo online không? Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an? Cách gửi đơn tố cáo online?

        Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất đai và hướng dẫn cách viết

        Lấn, chiếm đất đai là gì? Thủ tục tố cáo hành vi lấn, chiếm đất? Trình tự giải quyết đơn tố cáo lấn chiếm đất? Xử phạt hành vi lấn, chiếm đất? Mẫu đơn tố cáo lấn, chiếm đất? Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo lấn, chiếm đất?

        Nợ bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Thiếu nợ bao nhiêu thì bị đi tù?

        Thiếu nợ bao nhiêu bị truy tố hình sự? Nghĩa vụ trả nợ của người đi tù? Cách trả nợ khi đi tù? Đi tù rồi có phải trả nợ tiền vay nữa không?

        Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi mới nhất

        Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi là gì? Mẫu đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi? Hướng dẫn viết đơn tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi? Các quy định và thủ tục có liên quan đến việc tố cáo xả chất thải hóa học xuống kênh thủy lợi?

        Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

        Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp là gì? Mẫu đơn tố cáo giá thuốc không phù hợp? Hướng dẫn soạn thảo? Quy định về hướng dẫn về quản lý chất lượng thuốc?

        Mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam mới nhất

        Mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn tố cáo hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam 2021? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định liên quan đến hành vi dùng nhục hình, bạo lực trong khi tạm giam?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ