Do tầm quan trọng cũng như sự tác động đến sức khỏe mà hoạt động kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật được pháp luật quy định một cách chặt chẽ. Người kinh doanh nhập khẩu sản phẩm động vật phải làm đơn kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề pháp lý về kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật?
Sản phẩm động vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm:
– Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
– Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào sản phẩm động vật nhập khẩu trên cạn, bởi lẽ đây là sản phẩm nhập khẩu chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản.
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là việc kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Yêu cầu: Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm
– Có nguồn gốc từ động vật đáp ứng điều kiện- Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam
– Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
– Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm:
– Được lấy từ động vật đủ điều kiện- Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam
– Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
– Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.
Hồ sơ khai báo kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:
– Đơn khai báo kiểm dịch;
– Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Trình tự kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
– Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho Cục Thú y.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại Điều 43 của Luật này.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này, Cục Thú y quyết định và
Nội dung kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu:
Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:
– Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
– Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và
– Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân về kiểm dịch sản phẩm động vật:
– Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
+ Phối hợp với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thực hiện việc kiểm tra tại nước xuất khẩu hoặc yêu cầu kiểm dịch theo quy định của nước nhập khẩu;
+ Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch vô chủ, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam;
+ Cung cấp các thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho các nước có liên quan khi được yêu cầu.
– Cục Thú y có quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật cung cấp các thông tin liên quan và phối hợp kiểm tra tại nước xuất khẩu;
+ Từ chối nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
+ Yêu cầu chủ hàng xử lý động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
+ Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật tại một số cửa khẩu.
– Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương
+ Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Cục Thú y ủy quyền.
+ Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật; yêu cầu xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; yêu cầu chủ hàng thực hiện và trả chi phí.
– Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm dịch viên động vật
+ Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Luật này; chấp hành quy trình nghiệp vụ kiểm dịch và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm dịch động vật.
+ Yêu cầu chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cần thiết cho việc kiểm dịch.
+ Hướng dẫn, giám sát chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm, khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng.
+ Thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu trong quá trình kiểm dịch theo quy định.
Đơn kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật là văn bản do cá nhân, tổ chức kinh doanh, thực hiện hoạt động nhập khẩu gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị kiểm dịch sản phẩm động vật.
2. Đơn kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật để làm gì?
Đơn kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép nhập khẩu và tiêu thủ sản phẩm hay không, cũng là căn cứ để cơ quan có nhà nước quản lý và theo dõi hoạt động nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.
3. Mẫu đơn kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……….., ngày tháng năm 20…
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Kính gửi: Cục Thú y
Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………….. đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch nhập khẩu lô hàng:
- ĐỘNG VẬT
STT | Loại động vật | Số lượng (con) (1) | Nước xuất xứ | Cửa khẩu nhập | |
Đực | Cái | ||||
Tổng số |
– Từ Công ty: ……….
Địa chỉ: …..
– Thời gian thực hiện: …
– Mục đích sử dụng: …..
– Địa điểm nuôi cách ly kiểm dịch:……
– Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ….
- SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
STT | Tên hàng | Số lượng (1) (tấn) | Nước xuất xứ | Cửa khẩu nhập |
Tổng số |
– Từ Công ty:…..(2)
Địa chỉ: ………
– Từ Nhà máy sản xuất, chế biến (đối với sản phẩm động vật làm thực phẩm): (3)
Địa chỉ:……(4)
– Thời gian thực hiện: ……..(5)
– Mục đích sử dụng: ………..(6)
– Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ……(7)…
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.
CÔNG TY ………
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn viết đơn kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật:
(1) Người viết đơn viết rõ các thông tin cơ bản tên công ty, doanh nghiệp; địa chỉ cụ thể (số nhà ,tên đường, phường, quận, tỉnh..); số điện thoại thường xuyên liên lạc hoặc hotline của công ty, và địa chỉ email của công ty.
(2) Tên công ty nhập khẩu, địa chỉ cụ thể (số nhà, tên đường, phường, quận, tỉnh).
(3) (4) Người viết đơn viết tên nhà máy sản xuất, địa chỉ cụ thể.
(5) ghi rõ thời gian thực hiện nhập khẩu (giờ, ngày, tháng năm).
(6) Mục đích của việc nhập khẩu là gì?
(7) ví dụ: Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thú y năm 2015.
–