Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Việc vận hành hệ thống là những con người nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì thế khi cần khởi kiện ngân hàng thì phải làm như nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện ngân hàng là gì?
Đơn khởi kiện ngân hàng được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, tổ chức gửi tới tòa án có thẩm quyền, doanh nghiệp đưa ra các thông tin của mình và nội dung của sự việc khởi kiện, mong muốn tòa án giải quyết đơn khởi kiện của mình theo đúng trình tự thủ tục pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức.
2. Mẫu đơn khởi kiện ngân hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN KHỞI KIỆN
(Về việc yêu cầu Ngân hàng…… thực hiện………)
Kính gửi: – TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN (huyện, thị xã) ….
– THÀNH PHỐ/TỈNH…(1)……
Tên tôi là:… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:…do CA……cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ:…
(Cùng:
Ông/Bà:…… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:…… do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ……. )
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
…(2)…
Tôi xác định Quý Tòa là
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về …… giữa tôi và Ngân hàng…(3). theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi lèm theo đơn này những văn bản, tài liệu sau: (4) …
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện ngân hàng:
Đơn khởi kiện ngân hàng là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các cá nhân, tổ chức khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ. Mẫu đơn khởi kiện ngân hàng sẽ được gửi tòa án cấp huyện, cấp tỉnh vì thế nên phải ghi rõ vào phần kính gửi để được hỗ trợ giải quyết nhanh nhất theo quy định của pháp luật.
(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội) và địa chỉ của Toà án đó.
Bạn phải ghi rõ những thông tin cơ bản của mình như Họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân do ai cấp ngày tháng năm nào, địa chỉ thường trú, nơi cư trú hiện tại, số điện thoại liên hệ,… và thông tin của người có lợi ích liên quan. Nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(2) Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới hành vi/quyết định của ngân hàng mà bạn cho rằng hành vi/quyết định đó là không hợp lý, không hợp pháp, gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bạn cũng như cách giải quyết của các bên trước đó, nếu có, ví dụ:
Ngày…. tháng….. năm……, tôi có ký Hợp đồng vay tín dụng số……. với:
Ngân hàng: …
Trụ sở:…
Giấy ĐKDN số:… cấp ngày…/…./…… Hotline:…. Số fax (nếu có):……
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:……do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Chức vụ:…… Căn cứ đại diện:…
Tại:…
Theo nội dung Hợp đồng trên, Ngân hàng………….. có trách nhiệm cho tôi vay số tiền
là… VNĐ (bằng chữ:… Việt Nam Đồng) trong thời gian từ ngày…/…/….. đến hết ngày…./…./….. với lãi suất là……… Và tôi có nghĩa vụ trả tổng số tiền là:….. VNĐ (bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng) vào ngày…/…./….. Trong đó, …. VNĐ là số tiền mà tôi đã vay và…… VNĐ là số tiền lãi.
Tới ngày…./…./……, theo đúng thỏa thuận trong Hợp đồng vay tín dụng trên, tôi có trả số nợ là……………… cho phía Ngân hàng. Tuy nhiên, sau quá trình kiểm tra thông tin khách hàng, nhân viên ngân hàng, cụ thể là Ông/Bà…………Chức vụ:… Mã số nhân viên:……
Có trả lời tôi về số tiền vay tín dụng của tôi là…… VNĐ (Bằng chữ:……Việt Nam Đồng), trong đó, số nợ gốc là……. VNĐ (Bằng chữ:……Việt Nam Đồng), số tiền lãi là… VNĐ (Bằng chữ Việt Nam Đồng)
Tôi rất ngạc nhiên về số tiền phát sinh trên, bởi số tiền này không giống thỏa thuận tại Hợp đồng mà tôi đã ký kết trước đó. Do vậy, tôi có đề nghị Ông/Bà……… cung cấp thông tin chi tiết về giao dịch của tôi với ngân hàng. Theo thông tin được cung cấp tôi nhận thấy phía Ngân hàng đã tự ý thay đổi về lãi suất tại thời điểm……dẫn tới việc phát sinh thêm tiền lãi trong thời gian tôi vay tiền mà không thực hiện đúng thỏa thuận.
Do vậy, tôi có làm đơn gửi tới…………. của Ngân hàng yêu cầu giải quyết. Tới ngày…/…/…. tôi nhận được văn bản trả lời/giải quyết của Ngân hàng, trong đó……. Tôi nhận thấy việc giải quyết trên là chưa hợp lý và việc này xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.)
Căn cứ Điều 189
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Khoản 3 Điều 26
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
3.Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
…”
Tôi nhận thấy tôi có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về giữa tôi và Ngân hàng……………
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 35. Thẩm quyền của
1.Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a)Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…”
Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1.Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a)Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
…”
(3) Ghi rõ ngân hàng đang có tranh chấp, phát sinh mâu thuẫn với người làm đơn
(4) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 01 Bản sao
4. Vụ án khởi kiện ngân hàng trên thực tế:
Bị kiện vì làm mất sổ đỏ của khách
Làm mất sổ đỏ của khách hàng, một chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (NNPTNT) từng bị tòa án tuyên buộc bồi thường hơn 2,6 tỷ đồng và cắt luôn tiền lãi. Theo đó, khổ chủ vay chi nhánh NHNNPTNT Tân Lập (Buôn Ma Thuột) 800 triệu đồng, thời hạn vay 12 tháng, thế chấp một sổ đỏ. Tuy nhiên, sổ đỏ của khách hàng này bị nhân viên phòng giao dịch – đem ra ngoài cầm cố vay tiền cho cá nhân. Sau nhiều lần khiếu nại không được giải quyết, đồng thời bị bên mua thúc bách bồi thường 4 tỷ đồng, khách hàng đã khởi kiện đòi chi nhánh ngân hàng NNPTNT Tân Lập bồi thường hơn 2 tỷ đồng cộng lãi phát sinh.
Sau đó, Tòa án Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột xét xử sơ thẩm, tuyên buộc chi nhánh ngân hàng NNPTNT Tân Lập phải bồi thường cho khách 2 tỷ đồng và lãi suất hơn 614 triệu đồng, do làm mất sổ đỏ của khách. Tòa tuyên người khởi kiện chỉ trả 800 triệu nợ gốc, không phải trả lãi cho chi nhánh ngân hàng NNPTNT Tân Lập. Tuy nhiên sau đó, vụ việc diễn biến theo chiều hướng khác, cho thấy rất nhiều điều bất ngờ hy hữu trong việc xử lý tài sản thế chấp ngân hàng để trả nợ.
Kiện vì ngân hàng làm mất vài ngàn đồng
Ông Quang, một khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), ở TP.HCM, ngày 3/4/2013, ông đến trụ ATM của ngân hàng VCB để rút 15 triệu đồng. Mọi khi ông chỉ cần giao dịch ba lần (mỗi lần được rút 5 triệu đồng), tốn phí rút tiền là 3.300 đồng. Tuy nhiên, thời điểm đó, trụ ATM ở đây chỉ còn tiền mệnh giá 50.000 đồng nên ông buộc phải rút đến tám lần, mỗi lần được 1.750.000 đồng, mất 8.800 đồng tiền phí mà vẫn chưa đủ số tiền định rút. Bực mình khi mất thêm 5.500 đồng so với mọi khi mà chưa đủ số tiền cần có, ông Quang vào phòng giao dịch của VCB ở địa chỉ trên khiếu nại. VCB đã tiếp xúc và giải thích, nhưng ông không hài lòng và đã gửi đơn khởi kiện yêu cầu VCB trả lại… 5.500 đồng.
Tòa án Nhân dân quận 1 (nơi VCB đặt trụ sở) đã thụ lý vụ kiện. Và ông Quang cũng đã đóng tạm ứng án phí 200.000 đồng theo