Trường hợp chậm cấp sổ đỏ thì người dân có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết về vấn đề này bằng việc viết đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ. Vậy mẫu đơn chậm cấp sổ đỏ soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ là gì, mục đích của mẫu đơn?
Theo Khoản 1 Điều 2
“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Như vậy, việc chậm cấp sổ đỏ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, công dân hoàn toàn có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ về hành vi chậm cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền đó và yêu cầu giải quyết
Mẫu đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ là văn bản được công dân lập ra khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc cấp sổ đỏ bị xâm phạm trong việc cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ chậm trễ trong việc cấp sổ, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, giải thích, giải quyết vấn đề chậm cấp sổ đỏ cho người dân
Trong đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏi ghi nhận nội dung về việc khiếu nại chậm cấp sổ đỏ, nội dung đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ nêu rõ: thông tin người khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền bị khiếu nại, nội dung khiếu nại và yêu cầu cơ quan giải quyết…
Mục đích của mẫu đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ. Khi công dân nhận thấy đã quá thời hạn cấp sổ mà cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa cấp sổ cho mình thì đơn khiếu lại là văn bản được lập ra để khiếu nại về hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp sổ giải thích, giải quyết vấn đề cấp sổ chậm và cấp sổ cho mình, đây còn là là văn bản giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thủ tục cấp sổ đỏ
2. Mẫu đơn khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
……., ngày … tháng … năm……
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: chậm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
– Căn cứ Luật Khiếu nại 2011;
– Căn cứ Luật Đất đai 2013;
– Căn cứ
Kính gửi: VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI/VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN/QUẬN ….
Tôi là: ……… sinh năm: ……. (1)
Chứng minh nhân dân số: …… cấp ngày …..tại …….
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện nay: ………
Điện thoại liên hệ: …………
Người bị khiếu nại: …………
Nội dung khiếu nại: …………
(Trình bày rõ nội dung sự việc, hành vi cần khiếu nại) (2)
Ví dụ:
Ngày ….. tháng …. năm ………, tôi có gửi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm …….) tới Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm thủ tục cấp mới/sang tên và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất số ….. tờ bản số …… có diện tích …… m2 , địa chỉ tại …. được chuyên viên …. tiếp nhận.
Tuy nhiên, đến nay, đã …… ngày kể từ ngày hồ sơ của tôi được tiếp nhận/ thực hiện nộp lệ phí theo biên lai …… ngày … tháng … năm …., tôi vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ Điều 26 Luật Đất đai 2013, Điều 7… Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kính đề nghị quý cơ quan xem xét quá trình xử lý hồ sơ của …. và đốc thúc việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo quy định pháp luật.
Kính mong quý cơ quan xem xét nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Người viết đơn khiếu nại ghi rõ thông tin của bản thân: Họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ;
(2) Trình bày cụ thể nội dung khiếu nại về vấn đề cấp sổ đỏ, người làn đơn ghi rõ ngày nộp hồ sơ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, người làm đơn ghi rõ số ngày quá thời hạn cấp sổ đỏ và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xém xét, giải quyết
4. Những quy định liên quan đến khiếu nại về chậm cấp sổ đỏ:
Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất: Theo Điều 26 Luật Đất Đai 2013. nhà nước phải đảm bảo các điều sau đối với người sử dụng đất:
– Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
– Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
– Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
– Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại: được quy định tại Điều 12 Luật Khiếu nại 2011
– Người khiếu nại có các quyền sau đây:
+ Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
+ Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
+Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
+Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
+Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
+ Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
+ Rút khiếu nại.
– Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+ Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
– Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết: Được quy định tại Điều 11 Luật khiếu nại 2011
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
– Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.