Mẫu đơn đề nghị tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là loại giấy tờ quan trọng trong lĩnh vực y tế, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 16/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh:
Khám chữa bệnh là một trong những vấn đề quan trọng được nhà nước quan tâm hàng đầu, nhà nước luôn luôn ưu tiên bố trí nguồn ngân sách của mình để phục vụ cho hoạt động: Phát triển cơ sở khám chữa bệnh, hệ thống cấp cứu ở bệnh viện, tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới hoặc hải đảo, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong trường hợp bị đình chỉ hoạt động, các bên có thể tham khảo Mẫu đề nghị tiếp tục hoạt động khám chữa bệnh như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…. [1] …, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: …
Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: … [2] …
Số Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh: …
Địa chỉ: …[3]…
Họ và tên người chịu trách nhiệm chuyên môn: …
– Giấy phép hành nghề số: …[4]… Nơi cấp: …
– Điện thoại: … Email (nếu có): …
Bị đình chỉ hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo Quyết định số: …
Lý do bị đình chỉ: …
(Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) gửi kèm theo đơn này 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây [5]:
(1) …
(2) …
(3) …
Kính đề nghị xem xét và cho phép …[2]… được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Lưu ý trong quá trình điền đơn đề nghị tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
[1] Cần phải ghi thông tin liên quan đến địa danh.
[2] Cần phải ghi thông tin liên quan đến tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[3] Cần phải ghi thông tin liên quan đến địa chỉ cụ thể của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[4] Cần phải ghi thông tin liên quan đến số giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
[5] Cần phải liệt kê đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn. Các giấy tờ tài liệu phải đầy đủ và được sắp xếp theo thứ tự quy định tại Nghị định số 16/2024/N-CP.
2. Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám chữa bệnh được tiếp tục hoạt động sau khi bị đình chỉ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 16/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về thành phần hồ sơ và thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép hoạt động sau khi bị đình chỉ. Theo đó:
(1) Thành phần hồ sơ đề nghị cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
-
Đơn đề nghị được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu do pháp luật quy định. Hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 16/2024/NĐ-CP của Chính phủ về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
-
Báo cáo về việc khắc phục sai sót chuyên môn hoặc một số biện pháp đã thực hiện để đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của Nghị định số 16/2024/NĐ-CP của Chính phủ về người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (tùy theo hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh), có xác nhận của đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an; các loại giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
(2) Quy trình, thủ tục cho phép cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn sau khi bị đình chỉ như sau:
Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh cần phải gửi một bộ hồ sơ (gồm các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên) trực tiếp hoặc thông qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử về đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Bộ Công an. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ hợp lệ, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Công an sẽ tổng hợp, lập danh sách, gửi về Cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý về y tế kèm theo hồ sơ đề nghị của cơ sở, công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên. Trong trường hợp nhận thấy thành phần hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc cơ sở y tế trực thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan được giao chức năng quản lý và y tế cần phải có văn bản trả lời đối với đơn vị nộp hồ sơ, trong văn bản đó cần phải nêu rõ lý do không hợp lệ, nêu rõ yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu có trong hồ sơ.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được giao chức năng quản lý về y tế tiến hành thủ tục xét duyệt hồ sơ phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép cơ sở khám chữa bệnh được quyền tiếp tục hoạt động chuyên môn, nếu không cho phép tiếp tục hoạt động chuyên môn thì cần phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được tờ trình của Cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý và y tế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục hoạt động chuyên môn; trong trường hợp không cho phép tiếp tục hoạt động thì cần phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do chính đáng.
3. Người hành nghề cần tuân thủ những trách nhiệm gì trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư
(1) Ngay khi quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trên thực tế thì người hành nghề cần phải thực hiện một số nội dung sau đây:
-
Không được hành nghề khám chữa bệnh dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Trường hợp tại thời điểm nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề của cơ quan có thẩm quyền, người hành nghề đang có người bệnh do mình trực tiếp chăm sóc, điều trị thì cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ giới thiệu hoặc điều chuyển người bệnh tới cơ sở khám chữa bệnh khác đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể tiếp tục khám chữa bệnh, điều trị để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân;
-
Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ khi nhận được quyết định thu hồi, người hành nghề cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp lại bản gốc của chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
(2) Ngày sau khi quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn có hiệu lực trên thực tế, người hành nghề cần phải thực hiện các nội dung sau đây:
-
Không được hành nghề khám chữa bệnh liên quan đến phạm vi hoạt động chuyên môn đã bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
-
Trong trường hợp tại thời điểm nhận được quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, người hành nghề đang có người bệnh do mình trực tiếp chăm sóc và điều trị thì cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ giới thiệu hoặc điều chuyển bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh khác đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể tiếp tục khám chữa bệnh, điều trị, bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng cho bệnh nhân.
THAM KHẢO THÊM: