Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 28 nghìn lao động mắc các bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 10 lần. Hiểu thế nào cho đúng về bệnh nghề nghiệp, trách nhiệm của người sử dụng lao động và bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động:
- 3 3. Hướng dẫn điền mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động:
- 4 4. Những quy định liên quan đến giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp:
1. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là gì?
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng sang các đời sau.
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là mẫu đơn đề nghị được cơ quan doanh nghiệp lập ra để đề nghị về việc giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. Mẫu đơn đề nghị nêu rõ thông tin cơ quan làm đơn, thông tin người bị tai nạn lao động…
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là mẫu đơn đề nghị được cơ quan doanh nghiệp lập ra và gửi tới cơ quan bảo hiểm để được xem xét và giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại đơn vị mình.
2. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động:
CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
TÊN ĐƠN VỊ: …………
Số: ………………
V/v giải quyết trợ cấp TNLĐ (BNN) đối với ông/bà …………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
…………, ngày…tháng…năm….
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội ………………….
1- Tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị quản lý người bị tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp (TNLĐ/BNN):.……
Số điện thoại (nếu có): ……..
2- Thông tin về người bị TNLĐ/BNN:
– Họ tên ……Số sổ BHXH: …..
Số CMND ….. do ……. cấp ngày …. tháng … năm …..
– Nghề nghiệp: …… Đơn vị (hoặc nơi làm việc): …….
– Địa chỉ nơi cư trú: …..
– Bị TNLĐ/BNN lần thứ ……. (1)
3- Tóm tắt quá trình bị TNLĐ/BNN của người lao động (địa điểm, thời gian, nguyên nhân xảy ra TNLĐ/BNN, quá trình điều trị thương tật/bệnh tật, giám định khả năng lao động …): …………….
Nay đơn vị đã lập đầy đủ hồ sơ theo quy định, đề nghị Bảo hiểm xã hội ……xem xét, giải quyết chế độ TNLĐ/BNN đối với ông/bà. ………/.
Nơi nhận:
– ……
– ……
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)
Ghi chú: (1) Nếu bị TNLĐ/BNN lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ/BNN.
3. Hướng dẫn điền mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động:
Điền đầy đủ thông tin theo mẫu:
– Phần kính gửi: Ghi đơn vị Bảo hiểm xã hội quản lý đơn vị.
– Phần 1: Điền tên, địa chỉ và số điện thoại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hiện tại đang công tác mà mắc bệnh nghề nghiệp.
– Phần 2: Ghi thông tin chi tiết về người bị bênh nghề nghiệp bao gồm Họ tên, số sổ BHXH, số CMND, nơi cấp, ngày cấp. Ghi địa chỉ cư trú đầy đủ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
Nếu bị bệnh nghề nghiệp lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị bệnh nghề nghiệp.
Ví dụ 1: Ông A bị bệnh nghề nghiệp lần đầu ngày 30/8/…. và bị bệnh nghề nghiệp tiếp theo ngày 05/3/….. thì ghi: Lần thứ hai.
– Phần 3: Ghi tóm tắt quá trình bị bệnh nghề nghiệp của người lao động bao gồm địa điểm, thời gian, nguyên nhân xảy ra bệnh nghê nghiệp, quá trình điều trị bệnh tật, giám định khả năng lao động, ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám bệnh nghề nghiệp, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp.
4. Những quy định liên quan đến giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp:
4.1. Đối tượng áp dụng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động (giao kết bằng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 01/01/2018);
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Vì vậy, không phải ai mắc bệnh nghề nghiệp cũng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Trên đây là những thông tin chi tiết về đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Người lao động không nên bỏ qua những thông tin quan trọng này để đảm bảo quyền lợi cho mình
4.2. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Điều 44
– Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh
Hiện nay, theo Bộ Y tế tổng kết và xác định bốn bệnh nghề nghiệp phổ biến là bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc, bệnh sạm da và bệnh viêm gan virus. Ngoài ra, các bệnh nghề nghiệp khác cũng đang được nghiên cứu và bổ sung đó là bệnh nhiễm độc cadmium, bệnh nghề nghiệp do rung chuyển, bệnh nghề nghiệp do yếu tố điện từ trường, bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi talcosis và bệnh sốt rét nghề nghiệp.
4.3. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, để được hưởng các quyền lợi nêu trên, người lao động phải có hồ sơ gồm các giấy tờ:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Giấy ra viện nếu điều trị nội trú sau khi điều trị ổn định; Giấy khám hoặc Phiếu hội chẩn nếu điều trị ngoại trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (bản chính).
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động lập lập theo mẫu số 05A-HSB.
4.4. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. Người lao động lập hồ sơ theo quy định tại mục 5.3 (Thành phần hồ sơ); nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.
2. Đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ từ người, lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp và hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị đóng bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động
3. Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ và nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau:
– Qua giao dịch điện tử: đơn vị lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả
1. Người lao động: nhận tiền trợ cấp
2. Đơn vị sử dụng lao động: nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hàng tháng hoặc một lần và Quyết định cấp tiền mua Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
4.5. Hình thức nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp:
Người lao động nhận trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
– Thông qua tài khoản cá nhân;
– Trực tiếp nhận tại cơ quan Bảo hiểm xã hội (đối với trợ cấp một lần) hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý: Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định