Quyền chuyển nhượng cổ phần mình đang nắm giữ, một số cổ đông như cổ đông sáng lập... có thể bị hạn chế thực hiện quyền này bởi một số điều kiện. Vậy cổ đông là gì? Điều kiện đăng ký sổ cổ đông là gì? Thời hạn đăng ký sổ cổ đông là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký cổ đông là gì?
Sổ đăng ký cổ đông là giấy tờ ghi nhận thông tin tất cả cổ đông trong công ty. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mẫu đơn đăng ký cổ đông là mẫu đơn lập ra ghi rõ thông tin gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để đăng ký cổ đông
Mẫu đơn đăng ký cổ đông là mẫu đơn được sử dụng trong công ty cổ phần với mục đích liệt kê đầy đủ những cổ đông hiện tại đang nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần đó. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ
2. Đơn đăng ký cổ đông mới nhất:
Tên mẫu đơn: đơn đăng ký cổ đông
Mẫu đơn đăng ký cổ đông mới nhất
CÔNG TY CỔ PHẦN ……………… ———————- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——o0o—— |
Số: ……/TB-……… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG
– Căn cứ Luật doanh nghiệp số ………….. ngày…..tháng…..năm………và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.
– Căn cứ Điều lệ công ty ……….
1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ……..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……………
Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư ………….. cấp ngày ……..
Địa chỉ trụ sở chính: ………..
2. Vốn điều lệ: ……………. VNĐ (Bằng chữ: ………. đồng Việt Nam)
Tổng số cổ phần: ………………. cổ phần (……….. cổ phần)
– Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: …………….. cổ phần (……. cổ phần)
– Cổ phần chào bán: ………….. cổ phần
Loại cổ phần:
– Cổ phần phổ thông: ………….. cổ phần (………. .cổ phần)
– Cổ phần ưu đãi: ………….. cổ phần
3. Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần của từng cổ đông:
STT | Họ và tên | Số CMND/CCCD | Quốc tịch | Hộ khẩu thường trú | Số cổ phần | Loại cổ phần | Ngày mua cổ phần |
1 | |||||||
2
3 |
Sổ cổ đông đã được lập và lưu giữ tại trụ sở Công ty.
TM CÔNG TY CỔ PHẦN…………… |
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký cổ đông:
Căn cứ Điều 122
1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.
2. Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông.
4. Trường hợp cổ đông thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của cổ đông.
5. Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
4. Quy định pháp luật có liên quan đến cổ đông:
Căn cứ theo Điều 119,
1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
2. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
5. Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Căn cứ theo Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.
2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin trong sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp 2020;