Tại Việt Nam hình thức cung ứng lao động này còn khá mới mẻ và chưa có nhiều đơn vị cung ứng. Để đăng ký về việc cung ứng lao động các doanh nghiệp phải viết đơn đăng ký cung ứng hợp đồng lao động.
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký cung ứng hợp đồng lao động là gì?
Có thể hiểu đơn giản như sau: cung ứng lao động là hình thức cung cấp lao động theo nhu cầu hay đơn đặt hàng của đơn vị sản xuất hay kinh doanh. Đơn vị cần lao động thay vì việc tuyển lao động như phương pháp truyền thống sẽ tìm nguồn cung ứng từ một đơn vị trung gian hoặc công ty thực hiện dịch vụ này. Mô hình cung ứng lao động từ các công ty dịch vụ sẽ giúp các đơn vị, tổ chức tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí tuyển dụng, biến chi phí lao động cố định thành chi phí khả biến và phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp vào bất cứ thời điểm nào. Mẫu đơn đăng ký cung ứng hợp đồng lao động được các doanh nghiệp sử dụng và có những vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu đăng ký hợp đồng cung ứng lao động là mẫu bản đăng ký được doanh nghiệp lập ra với mục đích ký kết đăng ký về việc cung ứng lao động cho công ty khác. Mẫu đăng ký nêu rõ thông tin doanh nghiệp, thông tin đối tác, nội dung chính trong bản hợp đồng cung ứng lao động, chi phí người lao động phải trả, các thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp và người lao động,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp cần ký tên và đóng dấu để đơn đăng ký có giá trị trong thực tiễn.
2. Mẫu đơn đăng ký cung ứng hợp đồng lao động:
Tên doanh nghiệp
Số: ………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________
……., ngày…tháng…năm…
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG LAO ĐỘNG
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước
1.Tên doanh nghiệp: ……….
– Tên giao dịch: ………..
– Địa chỉ trụ sở chính: ……….
– Điện thoại: ……..; Fax: ……..; E-mail: ……..
– Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số ……/LĐTBXH – GP ngày … tháng …. năm…
– Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ………
2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động làm việc tại …… đã ký ngày …… tháng …… năm …… với đối tác …..
2.1. Đối tác:
– Địa chỉ trụ sở chính: ………….
– Điện thoại: ……..; Fax: ………. E-mail: ……..
– Người đại diện: ……….
– Chức vụ: ………
2.2. Người sử dụng lao động (trường hợp người sử dụng lao động không phải là đối tác nêu tại mục 2.1 trên đây): …..
– Địa chỉ của người sử dụng lao động: ……..
– Điện thoại: ……….; Fax: ……..
3. Những nội dung chính trong Hợp đồng cung ứng lao động:
– Số lượng: …………., trong đó nữ: ………
– Ngành nghề: …….., trong đó: số có nghề: ……, số không nghề: ……
– Nơi làm việc (Tên nhà máy, công trường, viện điều dưỡng, trường học, tàu vận tải, tàu cá,…):……..
– Địa chỉ nơi làm việc: ……
– Thời hạn hợp đồng: …………
– Thời gian làm việc (giờ/ngày); ………; số ngày làm việc trong tuần: ……..
– Mức lương cơ bản: ……….
– Các phụ cấp khác (nếu có): ………..
– Điều kiện ăn, ở: …………
– Bảo hộ lao động tại nơi làm việc: …………
– Các chi phí do đối tác đài thọ (nếu có): …………
– Vé máy bay: ………..
– Tiền môi giới (nếu có): …………..
4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:
– Tiền dịch vụ (số tháng và số tiền thoả thuận thu trước): ……
– Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết: …….
– Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam): ………
– Vé máy bay lượt đi: ………
– Visa: ……..
– Tiền môi giới (nếu có): …………
– Thu khác (nếu có, ghi cụ thể các khoản): …………..
5. Các khoản thu từ tiền lương của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài (tiền dịch vụ của những tháng còn lại, tiền môi giới, các loại phí theo quy định của nước tiếp nhận): …………….
6. Các thoả thuận khác giữa doanh nghiệp và người lao động:
– Ký quỹ (nếu có): ……………
– Bảo lãnh (nếu có): …………
7. Dự kiến thời gian xuất cảnh: ……………
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài./.
TỔNG GIÁM ĐỐC HOẶC GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký cung ứng hợp đồng lao động:
– Phần mở đầu:
+ Tên doanh nghiệp.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là đăng ký hợp đồng cung ứng lao động.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận phiếu đăng ký.
+ Thông tin hợp đồng cung ứng lao động.
+ Nội dung chính trong Hợp đồng cung ứng lao động.
+ Thông tin chi phí người lao động phải trả trước khi đi.
+ Các khoản thu từ tiền lương của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
+ Các thỏa thuận khác giữa doanh nghiệp và người lao động.
+ Dự kiến thời gian xuất cảnh.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp.
4. Một số quy định của pháp luật về kinh doanh ngành nghề cung ứng lao động:
4.1. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Với nhiều người, việc lao động ở nước ngoài đem lại cho họ nguồn thu lớn hôn trong cùng với tính chất công việc ở trong nước, tuy nhiên để doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài cần các điều kiện đăng ký như sau:
Điều kiện đăng ký:
– Vốn pháp định của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là 5 tỷ đồng.
– Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có trình độ từ đại học trở lên.
+ Có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
– Sau khi đăng ký ngành nghề, muốn hoạt động thì doanh nghiệp cần phải xin cấp phép với các điều kiện sau: Điều kiện để được cấp Giấy phép bao gốm:
+ Thứ nhất, có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Thứ hai, có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Thứ ba, người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế.
+ Thứ tư, có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ, cụ thể, mức tiền ký quỹ là một tỷ đồng.
+ Ngoài ra, doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các quy định của
4.2. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
– Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Không có án tích;
– Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
– Theo quy định của pháp luật để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì:
+ Phải ký quỹ 2.000.000.000 đồng.
+ Phải bảo đảm vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng.
+ Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên.
Nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.
– Người đứng đầu doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
+ Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên.
+ Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại lao động, có vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 10.000.000.000 đồng trở lên (được xác định bởi một trong các văn bản sau: Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó hoạt động cho thuê lại lao động là nội dung được cấp phép; Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; Văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp cho doanh nghiệp để tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động).
– Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên (được xác định bởi hợp đồng mà doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động cho thuê lại lao động, trong đó thể hiện thời gian hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp phép theo quy định nước sở tại và các tài liệu liên quan nếu có).
– Có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện phần vốn góp của doanh nghiệp chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
Lưu ý: Các văn bản trên phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4.3. Hoạt động dịch vụ việc làm:
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
1. Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
– Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
– Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.