Quản lí chuỗi cung ứng bền vững là gì? Những lợi thế và hạn chế?

Quản lí chuỗi cung ứng bền vững là gì? Những lợi thế và hạn chế? Ý nghĩa của quản lí chuỗi cung ứng bền vững? Ba cách tiếp cận để nâng cao tính bền vững trong chuỗi cung ứng?

Như chúng ta đã biết thì việc quản lý chuỗi cung ứng bền vững là một vấn đề rất quan trọng hiện nay bởi nó giúp quản lý và tạo ra hiệu quả về kinh doanh và mag lại nguồn lợi kinh tế nhất định.

1. Quản lí chuỗi cung ứng bền vững là gì?

Quản lí chuỗi cung ứng bền vững được định nghĩa là việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và xã hội với các hệ thống kinh doanh tổ chức chính được thiết kế để quản lí có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, và dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan và cải thiện khả năng cạnh tranh, và khả năng phục hồi của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn

Quản lí chuỗi cung ứng bền vững có nguồn gốc từ quản lí chuỗi cung ứng, tức là dựa trên việc áp dụng và mở rộng các khái niệm của nó. Có nhiều quan điểm, nhiều định nghĩa khác nhau về SSCM, tuy nhiên có nhiều quan điểm chung đồng ý là thuật ngữ SSCM đề cập đến việc hội nhập các thực tiễn kinh tế, xã hội và môi trường vào quản lí chuỗi cung ứng.

Chúng ta có thể xác định quản lí chuỗi cung ứng bền vững là sự tích hợp chiến lược, minh bạch và đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của tổ chức trong việc điều phối hệ thống các qui trình nghiệp vụ liên tổ chức để cải thiện hiệu quả kinh tế dài hạn của từng công ty và chuỗi cung ứng của nó.

2. Những lợi thế và hạn chế:

2.1. Lợi thế của quản lí chuỗi cung ứng bền vững:

– Hiệu suất các dòng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao khi các nhà cung cấp dịch vụ kết hợp với nhau.

– Đảm bảo và nâng tầm dịch vụ khách hàng.

– Giảm giá sản phẩm, loại bỏ chi phí không cần thiết.

– Giảm phí lưu kho, phí giảm tồn cho công ty.

– Linh hoạt khi thị trường thay đổi, giảm các yếu tố tác động đến khách hàng.

2.2. Hạn chế của quản lí chuỗi cung ứng bền vững:

Khi ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng Supply Chain Management, nếu đơn vị sai từ khâu nguyên liệu sản xuất tới hệ thống phân phối thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

Những hình thức kinh doanh nhiều chi nhánh, đối tác hoặc văn phòng dễ dẫn đến sự xáo trộn. Trường hợp SCM không tương thích với công cụ quản trị mà doanh nghiệp sử dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.

3. Ý nghĩa của quản lí chuỗi cung ứng bền vững:

Toàn cầu hóa đã đặt các chuỗi cung ứng phải đối mặt với những thách thức mới, không chỉ đòi hỏi phải thực hiện tốt nhất về kinh tế mà còn phải có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Do đó, các chuỗi cung ứng đang chuyển từ quan điểm kinh doanh thông thường sang một mô hình kinh doanh bền vững hơn bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau: kinh tế, xã hội và môi trường. Với sự phát triển của toàn cầu hoá, tính cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng.

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, hoạt động của một doanh nghiệp không còn được quyết định bởi các quyết định và hành động xảy ra trong doanh nghiệp, thay vào đó nó sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện các quyết định và hành động được thực hiện trong toàn bộ chuỗi cung ứng (Naslund và Williamson, 2010).

Tính bền vững đã nổi lên như một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển đang đặt áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Các bên liên quan ngày càng tạo ra áp lực cho các công ty không chỉ cung cấp những lợi ích kinh tế mà còn phải giải quyết môi trường và xã hội, còn được gọi là tính bền vững hoặc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

4. Ba cách tiếp cận để nâng cao tính bền vững trong chuỗi cung ứng:

Trong con mắt của người mua hàng và nhà đầu tư, những người đang lo ngại về tính bền vững của hàng hóa mà họ mua và các công ty mà họ sở hữu cổ phần, các doanh nghiệp hàng tiêu dùng có trách nhiệm đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ được quản lý tốt. Các công ty này có một vị thế quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các nhà cung cấp của họ. Chúng tôi tin rằng có 3 phương pháp có thể giúp các công ty tiêu dùng làm cho chuỗi cung ứng của họ bền vững hơn. Những phương pháp này bao gồm: xác định các vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, liên kết mục tiêu chuỗi cung ứng bền vững của công ty với lộ trình phát triển bền vững toàn cầu, và giúp các nhà cung cấp quản lý tác động của họ.

4.1. Định vị các vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng:

Để hiểu được tác động của hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty phải xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người mà họ đang sử dụng tại mỗi bước của quá trình sản xuất, cho dù trong chuỗi cung ứng hay là trong các vận hành trực tiếp. Các công ty cũng phải xem xét một loạt các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế. Chính sự đa dạng to lớn của các sản phẩm tiêu dùng khiến cho những vấn đề này có thể khác nhau đáng kể từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Ví dụ, sản xuất màn hình LCD gây phát thải khí nhà kính flo, trong khi các đồn điền cà phê dễ đi thuê người tuổi vị thành niên để trồng và hạt cà phê thu hoạch.

Có nhiều tổ chức cung cấp công cụ và khung đo lường có thể giúp các công ty tìm ra những vấn đề phát triển bền vững quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng của họ.

4.2. Liên kết mục tiêu chuỗi cung ứng bền vững với lộ trình phát triển bền vững toàn cầu:

Một khi các công ty biết vấn đề chuỗi cung ứng của họ ở đâu, họ có thể đặt mục tiêu cho việc giảm bớt tác động gây ra. Lý tưởng nhất, họ đặt mục tiêu của mình căn cứ vào khuyến nghị của các nhà khoa học để mang lại nhiều loại hình tác động bền vững dưới những ngưỡng mà giúp sẽ duy trì hoặc cải thiện sức khỏe con người.

Ví dụ, liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change), một cơ quan khoa học được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc, đã xác định mục tiêu toàn cầu cho việc giảm thải khí nhà kính. Dựa trên những khuyến nghị này, CDP và WWF đã tính toán rằng lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu và mặt hàng thiết yếu tại Hoa Kỳ cần phải cắt giảm khí thải nhà kính của họ lần lượt là từ 16% – 17% và từ 35% – 44% để chia sẻ phần của họ trong tổng lượng khí thải toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2020. Đạt được những mục tiêu này cũng sẽ cho phép các lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu tiết kiệm 15 tỷ đô la Mỹ và lĩnh vực tiêu dùng không thiết yếu tiết kiệm 38 tỷ đô la Mỹ trong tổng chi phí.

Một số nhà cung cấp đã chủ động thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững của riêng mình, trước khi bị các khách hàng buộc họ phải làm vậy. Ví dụ như, Cargill đã cam kết tạo ra một chuỗi cung ứng dầu cọ minh bạch, truy xuất được và bền vững vào năm 2020.

4.3. Hỗ trợ các nhà cung cấp trong việc quản lý tác động và chắc chắn rằng họ tuân theo:

Sức mua của các công ty tiêu dùng và các nhà bán lẻ có ảnh hưởng đáng kể lên hoạt động kinh doanh các nhà cung cấp. Tuy nhiên, lại có tương đối ít các công ty trong ngành hàng tiêu dùng và các ngành khác sử dụng sức ảnh hưởng đó khiến nhà cung cấp của họ giảm thiểu ảnh hưởng lên tính bền vững, mặc dù điều đó giờ đang dần thay đổi. Giai đoạn 2010-2015, số lượng thành viên của chương trình chuỗi cung ứng CDP đã tăng 30% nhưng vẫn ở mức ít hơn 100 công ty, trong đó có 19 công ty hàng tiêu dùng. Số lượng các nhà cung cấp báo cáo thông qua chương trình tăng gấp 4 lần, từ 1000 đến hơn 4000. Sự cộng tác trong chuỗi cung ứng đã giúp giảm hơn 3.5 triệu tấn khí thải carbon, và các nhà cung cấp tiết kiệm trung bình 1.3 triệu đô la Mỹ trên sáng kiến giảm thiểu khí thải.

Trong nhiều năm qua, hầu hết các công ty hàng tiêu dùng đều rất ít quan tâm đến việc liệu các nhà cung cấp có quản lý các tác động xã hội và môi trường của các hoạt động kinh doanh của họ hay không. Tuy nhiên điều này đang bắt đầu thay đổi, khi các công ty tiêu dùng bắt đầu đánh giá cao mức độ mà các chuỗi cung ứng của họ đóng góp vào các thách thức phát triển bền vững toàn cầu, cũng như các tác động có thể có của việc quản lý bền vững kém lên sự tăng trưởng và lợi nhuận của họ. Một vài doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng, cùng với các tổ chức xã hội-cộng đồng, đã tạo ra một loạt những thực hành và các công cụ hỗ trợ làm việc với các nhà cung cấp nhằm giảm bớt tác động lên tính bền vững và họ đã bắt đầu thấy được lợi ích của những nỗ lực này. Chính những kinh nghiệm này mang lại khả năng thành công cho nhiều công ty để họ có thể bắt đầu các hoạt động tương tự. Các công ty quản lý tốt tác động chuỗi cung ứng của họ có thể cũng định vị tốt nhất bản thân để gặt hái từ sự bùng nổ trong ngành tiêu dùng được dự kiến sẽ diễn ra trong thập kỷ tới và xa hơn.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )