Trong một số trường hợp cần xác định giá trị của tài sản bảo đảm thì cần lập thanh biên bản để ghi chép lại việc xác định đó, vậy Mẫu biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm là gì? Và cách làm biên bản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm là gì?
Mẫu biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm là mẫu biên bản ghi chép lại nội dung xác định giá trị tài sản bảo đảm
Mẫu biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc xác định giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn tại ngân hàng.
2. Mẫu biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
SỐ: ……………
Hôm nay, ngày……tháng…….năm…….., tại………….
Chúng tôi gồm:
1- Họ tên khách hàng vay ( nguời bảo lãnh):………….
Địa chỉ:…………..
Người đại diện là Ông (Bà):………………….. Chức vụ:…………………………..
CMND số:……………………. do CA………………… cấp ngày……tháng…….năm……..
2- Đại diện NH…..chi nhánh:.
Ông (Bà):……………. Chức vụ:…………….
Ông (Bà): ………………. là cán bộ tín dụng:……………………..
Thống nhất xác định các tài sản làm bảo đảm nợ vay và giá trị các tài sản bảo đảm nhu sau:
- a) Giá trị tài sản:
STT | Tên tài sản | Số luợng | Chủng loại | Giấy tờ về tài sản | Đặc điểm kỹ thuật | Giá trị |
Tổng cộng |
b) Giá trị quyền sử dụng đất:……………………… m2x ……………….. đ/m2= …………….. VNĐ
c) Tổng giá trị tài sản bảo đảm:…………………………………………….. VNĐ
(Bằng chữ: …………………………………)
Biên bản này được lập thành………bản, kèm theo hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Đại diện khách hàng vay
(Ký, ghi rõ họ tên
Xác nhận của cán bộ kỹ thuật (hoặc co quan quản lý giấy tờ có giá)
(Ký, ghi rõ họ tên)
CÁN BỘ TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ các thông tin về biên bản
– Thông tin của bên định giá
– Ghi các thông tin không được viết tắt và tự ý tẩy xóa làm sai lệch ý nghĩa biên bản.
– Thông tin cần ghi chi tiết về việc định giá tài sản bảo đảm
– Lưu ý: bản này được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản
4. các thông tin pháp lý liên quan:
Theo quy định tại Điều 295
“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Điều 306
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quả trình định giá tài sản bảo đảm
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, Bộ luật Dân sự 2015 quy định đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản thành một điều luật độc lập trong đó :
– Thông thường việc định giá tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận để đảm bảo sự thống nhất ý chí của các bên liên quan đến quyền và lợi ích của mình, thậm chí loại bỏ rủi ro cho các bên, đặc biệt bên nhận bảo đảm. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng pháp luật không quy định việc định giá có thể thông qua chủ thể thứ ba là một sự thiếu hợp lý
– Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu. Điều này được giải thích rằng, khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nhận bảo đảm.
Thực chất tài sản đưa vào các giao dịch bảo đảm không phải là chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng cũng chưa hẳn ở mức độ thực hiện quyền định đoạt của chủ thể. Trong khi đó, ngoài chủ sở hữu, pháp luật còn cho phép người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc theo quy định của luật vẫn được quyền định đoạt . Do đó, quy định này nên mở rộng phạm vi những người được thực hiện vai trò của người bảo đảm, có thể là “chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép dùng tài sản của chủ sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc theo quy định của luật” sẽ đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hơn. Ví dụ, doanh nghiệp nhà nước, bên mua trả chậm trả dần…
– Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được: Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên luật dự liệu quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Mô tả chung tức là không thể cụ thể hóa loại tài sản đó, vì thực tế nó chưa hình thành hoặc chưa hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định được – tức là có cơ chế xử lý chính xác loại tài sản đó khi phát sinh vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.
– Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm: Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.
– Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai. Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Như vậy, tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai, lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm nhưng phải đảm bảo điều kiện là xác định được, phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
Căn cứ vào những điều đã phân tích như tên thì việc định giá tài sản bảo đảm phải dựa trên quy định của pháp luật, việc định giá tài sản đã được bộ luật dân sự quy định về định giá tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo như thế nào? như vây có thể dễ dàng thực hiên các thủ tục về định giá tài sản bảo đảm đúng với quy định.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về mẫu biên bản định giá tài sản bảo đảm, hướng dẫn cách làm biên bản và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành