Trong quá trình khai thác và sử dụng điện năng cần đảm bảo những yêu cầu về an toàn điện. Biên bản thỏa thuận an toàn điện là một trong những văn bản thỏa thuận liên quan đến vấn để an toàn điện phổ biến hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thỏa thuận an toàn điện là gì?
An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện , hồ quang điện , trường điện từ và tĩnh điện. An toàn điện là một chuỗi các biện pháp hoặc cách xử lý ứng phó để hạn chế tối đa các tại nạn do điện gây ra. Nó giúp con người tránh khỏi các tổn thương như điện giật, bỏng, tổn thương nội tạng..
Biên bản thỏa thuận an toàn điện là mẫu biên bản được soạn thảo nhằm mục đích ghi chép về các thỏa thuận liên quan đến an toàn điện
Nội dung của biên bản bao gồm: thời gian địa điểm lập biên bản, thành phần tham dự, nội dung thỏa thuận,…
Pháp luật Việt Nam quy định về nội dung an toàn điện bao gồm: Huấn luyện an toàn, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện; nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kV trở lên phòng tránh điện cảm ứng; biển báo an toàn điện; thỏa thuận khi xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, chế độ báo cáo tai nạn điện và các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
Biên bản thỏa thuận an toàn điện được lập ra khi có ít nhất hai bên tham gia và tự nguyện thỏa thuận về những vấn đề liên quan đến an toàn điện.
Biên bản thỏa thuận an toàn điện là căn cứ pháp lý trong trường hợp các bên có những tranh chấp trong quá trình làm việc.
Nội dung của biên bản thỏa thuận liên quan đến một hoặc một số nội dung về an toàn điện
2. Mẫu biên bản thỏa thuận an toàn điện mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
V/v thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi ….. (1) …… trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây …….. (2)
Căn cứ giấy đề nghị ngày ….. tháng ….. năm ….. của …… (3)
Căn cứ kết quả khảo sát ngày ….. tháng ….. năm …… của ………… (4)
Căn cứ Thông tư số ……./TT-BCT ngày …. tháng …. năm …. của Bộ Công Thương quy định về …………… (4) ….. và …….. (3) ………….. thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn khi …… (1) …… trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây …….. (2) ………. với những nội dung sau:
I. THỜI GIAN
Từ lúc …. giờ …. phút ngày ….. tháng …. năm ……
II. ĐỊA ĐIỂM
III. THÀNH PHẦN
1. Đại diện ……. (4) …..
Ông (bà): …Chức vụ: …….
Ông (bà): … Chức vụ: ………
2. Đại diện ………(3) …….
Ông (bà): …. Chức vụ: …….
Ông (bà): …. Chức vụ: ……
IV. NỘI DUNG THỎA THUẬN
1. Theo hồ sơ và kết quả khảo sát đường dây ….. (2) …….., …………(4) …….. thông báo cho …….(3)……. tình trạng kỹ thuật của đường dây …….(2)…… như sau:
a) Dây dẫn: ……… (5) ………
b) Dây chống sét (nếu có): ……… (6) ……….
b) Cách điện: ……….… (7) ………
c) Xà: ……. (8) ………
d) Cột: ………(9)……………
đ) Móng cột: …. (10)……
e) Dòng điện cực đại chảy qua đoạn dây dẫn: ……. (11) ……….
2. Căn cứ ……. (12)…… (4) …….. đồng ý cho …….. (3) ………. được ………. (1) …….. nếu …. (3)……… đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Đối với đường dây: … (13) …..…
b) Đối với công trình của (2): ……(14) ………
c) Trong khi sử dụng công trình: …. (15) ……
3. Các thỏa thuận khác (nếu có): ………
4. Các ý kiến khác (nếu có): …
Biên bản này được lập xong lúc … giờ … phút … ngày … tháng ….. năm …… và được viết thành … bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ … bản./.
ĐẠI DIỆN ……… (3) ………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN …….. (4) ……….
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản thỏa thuận an toàn điện:
(1): Ghi rõ cải tạo hay xây dựng mới.
(2): Tên đường dây.
(3): Tên tổ chức, cá nhân có nhu cầu (1).
(4): Tên đơn vị quản lý vận hành đường dây (2).
(5), (6): Ghi loại dây; tình trạng dây có bị sờn xước hay không, nếu có thì mức độ sờn xước; riêng với dây dẫn còn phải có thông tin về số mối nối trên một dây trong khoảng cột, khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất.
(7): Chủng loại vật cách điện, hiện đang mắc đơn hay kép.
(8): Loại xà, tình trạng kỹ thuật của xà.
(9): Loại cột, tình trạng cột, cột đơn hay kép;
(10): Loại móng cột, tình trạng kỹ thuật của móng cột, tình trạng sạt lở xung quanh móng cột;
(11): Trị số dòng điện lớn nhất của đường dây ở chế độ vận hành thường xuyên.
(12): Là các điều khoản của các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện về kỹ thuật, an toàn mà (3) phải chấp hành khi thực hiện (1) và trong suốt quá trình sử dụng công trình.
(13): Những điều kiện đường dây chưa đáp ứng được để cho nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang an toàn, (3) phải cải tạo, sửa chữa.
(14): Những điều kiện đối với nhà ở, công trình của (3) phải đáp ứng để được tồn tại trong hành lang an toàn.
(15): Những điều kiện mà (3) phải đáp ứng trong suốt quá trình sử dụng nhà ở, công trình.
4. Một số quy định pháp luật về an toàn điện:
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 14/2014/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
4.1. Quy định chung về an toàn đối với thiết bị điện và công trình điện lực:
– Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) An toàn về điện;
b) An toàn về xây dựng;
c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác)
d) An toàn về phòng, chống cháy nổ;
đ) Các quy định về bảo vệ môi trường.
– Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.
4.2. Các hành vi bị nghiêm cấm:
Nhằm đảm bảo về an toàn điện, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
– Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
– Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
– Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
– Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
– Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
– Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
– Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
– Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
– Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
– Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
– Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
– Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.
– Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
4.3 Một số tiêu chuẩn an toàn điện:
TCVN 2295 -78 | Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ – Yêu cầu an toàn |
TCVN 2329-78 | Vật liệu cách điện rắn – Phương pháp thử – Điều kiện tiêu chuẩn của môi trường xung quanh và việc chuẩn bị mẫu |
TCVN 2330 – 78 | Vật liệu cách điện rắn – Phương pháp xác định độ bền điện với điện áp xoay chiều tần số công nghiệp |
TCVN 2572 – 78 | Biển báo về an toàn điện |
TCVN 3144 – 79 | Sản phẩm kỹ thuật điện – Yêu cầu chung về an toàn |
TCVN 3145-79 | Khí cụ đóng cắt mạch điện, điện áp đến 1000V – Yêu cầu an toàn |
TCVN 3259 – 1992 | Máy biến áp và cuộn kháng điện lưc – Yêu cầu an toàn |
TCVN 3620-1992 | Máy điện quay – Yêu cầu an toàn |
TCVN 3623 – 81 | Khí cụ điện chuyển mạch điện áp đến 1000V – Yêu cầu kỹ thuật chung |
TCVN 3718-82 | Trường điện tần số Ra-đi-ô. Yêu cầu chung về an toàn |
TCVN 4086-85 | An toàn điện trong xây dựng – Yêu cầu chung |
TCVN 4114-85 | Thiết bị kỹ thuật điện có điện áp lớn hơn 1000V Yêu cầu an toàn |
TCVN 4115 – 85 | Thiết bị ngắt điện bảo vệ người dùng ở các máy và dụng cụ điện di động có điện áp đến 1000 V – Yêu cầu kỹ thuật chung |
TCVN 4163-85 | Máy điện cầm tay – Yêu cầu an toàn |
TCVN 4726 – 89 | Kỹ thuật an toàn Máy cắt kim loại – Yêu cầu đối với trang bị điện |
TCVN 5180-90 (STBEV 1727-86) | Pa lăng điện – Yêu cầu chung về an toàn |
TCVN 5334-1991 | Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu |
TCVN 5556 – 1991 | Qui phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt |
TCVN 5699-1:1998 | Thiết bị hạ áp – Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật |
(IEC 335-1:1991) | An toàn đối với thiết bị điện gia dụng và các thiết bị điện tương tự |
TCVN 5717 – 1993 | Van chống sét |
TCVN 6395-1998 | Thang máy điện – Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt |
TCXD 46:1984 | Chống sét cho các công trình xây dựng – Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. |