Trong thi hành án dân sự có nhiều biện pháp khác nhau để cưỡng chế thi hành án, đối với các trường hợp mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án theo quy định thì cần kem theo Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án. Vậy làm Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án là gì?
Thi hành án là việc cơ quan có thẩm quyền dùng các nguyên tắc, thủ tục và biện pháp đúng pháp luật thực thi quyết định, bản án của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại
Cưỡng chế thi hành án được hiểu là mộ thuật ngữ xuất hiện nhiều trong pháp luật dân sự. … Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, dùng quyền lực của mình để đảm bảo việc thi hành trên thực tế quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quyết định, bản án được thi hành theo thủ tục thi hành án.
Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án là mẫu với các nội dung và thông tin đối với các trường hợp mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật hiện hành
Mẫu số 78/PTHA: Biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án. Mẫu nêu rõ nội dung biên bản, thông tin mở gói mở khóa… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
2. Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án:
Mẫu số 78/PTHA:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN
Về việc mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án
Hôm nay, vào hồi….giờ….. ngày…..tháng ….. năm ……. tại
Căn cứ Bản án, Quyết định số…. ngày …… tháng….. năm ….. của Tòa án
Căn cứ Quyết định thi hành án số……. ngày…. tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án ……
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số ….ngày …. tháng ….. năm ….. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……
Chúng tôi gồm:
Ông (bà): ……, chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): ……, chức vụ:
Ông (bà): ……., chức vụ:
Với sự tham gia của:
Ông (bà): ……., đại diện Viện kiểm sát quân sự
Với sự chứng kiến của:
Ông (bà):
Ông (bà)
Lập biên bản về việc mở gói, mở khóa để kê biên tài sản của ông (bà):
Lý do phá khóa:
Các tài sản sau khi phá khóa gồm:
(liệt kê các loại tài sản, tình trạng từng loại tài sản) ;
Biên bản lập xong hồi …… giờ …… cùng ngày, lập thành ……. bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, nhất trí, ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN VKSQS …..
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn làm Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án:
– Soạn thảo đầy đủ các nội dung trong Mẫu số 78/PTHA: Mẫu biên bản mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án
– Các tài sản sau khi phá khóa gồm: (liệt kê các loại tài sản, tình trạng từng loại tài sản)
3. Một số quy định của pháp luật về mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án:
3.1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Căn cứ Theo quy định tại Điều 1 và 2
Cưỡng chế thi hành án liên quan đến các quyền tài sản của cá nhân, tổ chức và Do vậy, pháp luật quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế tạo cơ sở cho chấp hành viên lựa chọn áp dụng cũng như việc giám sát thực hiện cưỡng chế thi hành án từ xã hội. Căn cứ dựa Theo quy định tại điều 71 Luật thi hành án dân sự 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể là:
+ Biện pháp Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
+ Biện pháp Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
+ Biện pháp Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ
+ Biện pháp Khai thác tài sản của người phải thi hành án
+ Biện pháp Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
+ Biện pháp Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định
Theo đó biện pháp mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án thuộc biện pháp Biện pháp Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo quy định và việc mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án phải thực hiện theo trình tự và thủ tục do pháp luật đề ra về nội dung này. Các trường hợp mở gói, mở khóa để cưỡng chế thi hành án không đúng trình tự và thủ tục sẽ bị xử lý theo quy định
3.2. Căn cứ để áp dụng biện pháp cưỡng chế:
Về căn cứ cưỡng chế thi hành án dân sự thì đối với Việc cưỡng chế thi hành án phải căn cứ vào Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án. khi xem xét Về điều kiện cưỡng chế: Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần có các điều kiện cơ bản như sau:
+ Người thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản hoặc phải thực hiện hành vi theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành;
+ Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án và người phải thi hành án không tự nguyện thi hành.
Về nguyên tắc cưỡng chế:
+ Chủ thể có thẩm quyền chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế pháp luật quy định, không được áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian và trường hợp pháp luật cấm;
+ Việc cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Thời gian được thực hiện thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 46
Theo đó, Việc cưỡng chế thi hành án phải thực hiện dựa trên các quy định đã nêu ra như trên và căn cứ vào Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành; Quyết định thi hành án; Quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật
3.3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Để đảm bảo hiệu quả cưỡng chế thi hành án, pháp luật quy định các trình tự, thủ tục cơ bản để tiến hành cưỡng chế thi hành án là:
+ Ra quyết định cưỡng chế và thông báo về việc cưỡng chế:
+ Xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự:
+ Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án dân sự:
+ Thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự:
+ Giao bảo quản tài sản đã cưỡng chế:
+ Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình cưỡng chế thi hành án:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi cưỡng chế thi hành án:
Như vậy, xét trên Thực tế biện pháp cưỡng chế thường được áp dụng nhiều là “kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án”. vì thế Cho nên, ngoài những trình tự, thủ tục trong cưỡng chế thi hành án nêu trên, pháp luật còn quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án đối với một số tài sản đặc thù như:
+ Kê biên tài sản là quyền sở hữu trí tuệ;
+ Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm;
+ Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp;
+ Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
+ Kê biên vốn góp;
+ Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói;
+ Kê biên tài sản gắn liền với đất;
+ Kê biên tài sản là nhà ở;
+ Kê biên tài sản là phương tiện giao thông;
+ Kê biên tài sản là hoa lợi.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014
– Nghị định số: 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự