Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định là gì?
Biên bản kiểm kê tài sản cố định là văn bản được lập ra giữa ban kiểm kê và cơ sở kiểm tra với nội dung kiểm kê số lượng, giá trị tài sản cố định.
Mục đích của biên bản kiểm kê tài sản cố định: Biên bản kiểm kê tài sản cố định được sử dụng với mục đích xác nhận được số lượng, giá trị tài sản cố định hiện tại có được từ đó mang đi so sánh với sổ kế toán để đẻ biết được độ chênh lệch giữa thực tế so với sổ sách. Dựa vào cơ sở đó để tăng cường quản lý tài sản cố định. Thông qua số lượng kiểm kê, số liệu này được lấy làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán số chênh lệch. Có biên bản kiểm kê tài sản chúng ta có thể dễ dàng lập được biên bản bàn giao tài sản trong quá trình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định:
Đơn vị :…………. |
Bộ phận:……….. |
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Thời điểm kiểm kê…………giờ………ngày………tháng……..năm……….
Ban kiểm kê gồm:
– Ông /Bà ……………….Chức vụ………….Đại diện……………….Trưởng ban
– Ông /Bà …………….Chức vụ……………Đại diện…………………Uỷ viên
– Ông/Bà……………….Chức vụ……………..Đại diện……………………Uỷ viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Số | Tên TSCĐ | Mã | Nơi sử | Theo sổ kế toán | Theo kiểm kê | Chênh lệch | Ghi chú | ||||||
TT | số | dụng | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Số lượng | Nguyên giá | Giá trị còn lại | ||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| |||||||||||||
Cộng | x | x | x | x | x | x |
Ngày …… tháng …… năm.. … | ||
Giám đốc (Ghi ý kiến giải quyết số chênh lệch) | Kế toán trưởng (Ký, họ tên) | Trưởng Ban kiểm kê (Ký, họ tên) |
(Ký, họ tên, đóng dấu) |
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm kê tài sản cổ định:
– Góc trên bên trái của Biên bản Kiểm kê tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Việc kiểm kê tài sản cố định được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của đơn vị. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên.
– Biên bản kiểm kê tài sản cố định phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (… giờ … ngày … tháng … năm …).
– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.
– Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán tài sản cố định phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3.
– Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để ghi theo từng đối tượng tài sản cố định, phải ghi cả 3 chỉ tiêu: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.
– Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.
– Trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu tài sản cố định, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê tài sản cố định phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Mọi khoản chênh lệch về tài sản cố định của đơn vị đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét.
4. Quy định pháp luật về kiểm kê tài sản:
Căn cứ theo Điều 40
– Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
– Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
+ Cuối kỳ kế toán năm;
+ Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
+ Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
+ Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
+ Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập
– Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.