Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Quản lý thuế » Trích khấu hao tài sản cố định là gì? Phương pháp, nguyên tắc?

Luật Quản lý thuế

Trích khấu hao tài sản cố định là gì? Phương pháp, nguyên tắc?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/10/2022
    Luật Quản lý thuế
    0

    Tìm hiểu về khấu hao tài sản cố định? Tìm hiểu về trích khấu hao tài sản cố định? Nguyên tắc khấu hao tài sản cố định?

    Trong thực tiễn, khấu hao tài sản cố định là một loại chi phí quan trọng trong doanh nghiệp, tuy nhiên quá trình này cũng tương đối phức tạp và các chủ thể là những kế toán thông thường sẽ dễ gặp sai sót. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khấu hao tài sản cố định là gì?
    • 2 2. Trích khấu hao tài sản cố định là gì?
    • 3 3. Nguyên tắc khấu hao tài sản cố định:

    1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

    Ta hiểu về khấu hao tài sản cố định như sau:

    Khấu hao được hiểu cơ bản chính là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng cụ thể.

    Khấu hao tài sản cố định được hiểu cơ bản chính là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định đó chính là việc khấu hao tài sản cố định có liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị/giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

    Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định:

    Khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý. Ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định như sau:

    – Khấu hao tài sản cố định được xem là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định.

    – Khấu hao tài sản cố định giúp thu hồi được đầy đủ số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng.

    – Khấu hao tài sản cố định giúp xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    – Khấu hao tài sản cố định là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất.

    2. Trích khấu hao tài sản cố định là gì?

    Ta hiểu về trích khấu hao tài sản cố định như sau:

    Trích khấu hao tài sản cố định được hiểu cơ bản chính là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn khi sử dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất theo đúng quy định của pháp luật.

    Những tài sản khấu hao chỉ được sử dụng trong một thời hạn nhất định khi tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chính bởi vì thể mà nhằm mục đích để bảo toàn và xác định số vốn cố định cũng như giá thành sản phẩm, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện khấu hao tài sản cố định.

    Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:

    Việc khấu hao tài sản cố định có thể thực hiện thông qua 3 phương pháp cụ thể được nêu ở dưới đây:

    – Phương pháp tuyến tính (phương pháp đường thẳng):

    Phương pháp tuyến tính được hiểu là phương pháp khấu hao đơn giản nhất với việc định mức khấu hao như nhau trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

    Ví dụ cụ thể như một tài sản cố định có giá trị sử dụng là 500 triệu đồng trong 5 năm. Theo phương pháp khấu hao tài sản cố định tuyến tính, giá trị khấu hao sẽ là 100 triệu chia đều cho mỗi năm.

    – Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm:

    Công thức tính khấu hao theo khối lượng sản phẩm như sau:

    Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

    Trong đó:

    + Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định/Số lượng công suất thiết kế;

    + Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định = Tổng mức trích khấu khao 12 tháng hoặc = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm;

    – Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

    Công thức tính khấu hao theo số dư giảm dần cụ thể như sau:

    Giá trị khấu hao hàng năm =  Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x Tỷ lệ khấu hao.

    3. Nguyên tắc khấu hao tài sản cố định:

    Theo khoản 1 điều 9 thông tư số: 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính thì tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những tài sản cố định sau đây:

    – Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    – Tài sản cố định khấu hao chưa hết bị mất không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    – Tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ Tài sản cố định thuê tài chính) không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    – Tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    – Tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các Tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng) không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    – Tài sản cố định từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    – Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp không phải trích khấu hao tài sản cố định.

    Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 điều 1 thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 bổ sung khoản 1 điều 9 thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính sẽ không phải trích khấu hao, chỉ cần mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản các tài sản cố định là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng chi tiết theo Loại 6 khoản 2 điều 1 thông tư số 147/2016/ TT-BTC ngày 13/10/2016.

    Ngoài ra, theo điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về các nguyên tắc khấu hao tài sản cố định cụ thể như sau:

    – Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

    – Trường hợp tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.

    – Tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

    – Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.

    – Doanh nghiệp thuê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là tài sản cố định thuê tài chính) phải trích khấu hao tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

    Trong trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê tài sản cố định thuê tài chính cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

    Trong trường hợp đánh giá lại giá trị tài sản cố định đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các tài sản cố định này sẽ cần phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó.

    Việc khấu hao tài sản cố định cần tuân thủ các quy định cụ thể được nêu cụ thể bên trên. Việc đảm bảo tuân thủ các quy định này giúp bảo đảm quyền lợi của các chủ thể và giúp cho quá trình khấu hao tài sản cố định được diễn ra chính xác và thuận lợi.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Khấu hao

    Tài sản cố định


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Cách hạch toán chi phí sửa chữa và nâng cấp tài sản cố định

    Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Kế toán tài sản cố định có vai trò quan trọng trong việc hạch toán các chi phí về sửa chữa và nâng cấp tài sản cố định như thế nào cho chính xác.  Dưới đây là bài viết tham khảo về cách hạch toán chi phí sửa chữa không phải chi phí nào cũng đưa vào tăng giá nguyên của tài sản cố định.

    Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định mới nhất

    Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định mới nhất. Mục đích, hướng dẫn cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Quy định về khấu hao tài sản cố định.

    Khấu hao là gì? Khấu hao nhanh là gì? Phương pháp tính?

    Khấu hao là gì? Phương pháp khấu hao nhanh là gì? Phương pháp trích khấu hao tài sản nhanh? Cách tính khấu hao nhanh?

    Quy trình kế toán tài sản cố định được thực hiện như thế nào?

    Tìm hiểu về tài sản cố định? Tìm hiểu về kế toán tải sản cố định trong doanh nghiệp? Tìm hiểu về kế toán tải sản cố định trong doanh nghiệp?

    Hao mòn lũy kế là gì? Cách tính hao mòn lũy kế tài sản cố định?

    Hao mòn lũy kế là gì? Hao mòn lũy kế tiếng Anh là gì? Quy định xác định giá trị hao mòn TSCĐ? Cách tính hao mòn lũy kế tài sản cố định?

    Cách tính hao mòn và khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng

    Cách xác định nguyên giá tài sản cố định đã qua sử dụng? Cách tính khấu hao tài sản cố định đã qua sử dụng?

    Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành

    Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành là gì, mục đích của mẫu biên bản? Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành? Hướng dẫn soạn thảo biên bản? Những quy định pháp luật liên quan đến tài sản cố định?

    Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định chi tiết nhất

    Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định là gì? Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định? Hướng dẫn soạn thảo đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định? Một số quy định của pháp luật về khấu hao tài sản cố định?

    Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định (02-TSCĐ) chi tiết nhất

    Biên bản thanh lý tài sản cố định là gì? Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo mẫu số 02-TSCĐ? Hướng dẫn soạn thảo biên bản thanh lý tài sản cố định? Một số quy định của pháp luật về tài sản cố định?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ