Trong các trường hợp hoàn trả tài sản cần có biên bản hoàn trả tài sản để ghi chép lại quá trình và thông tin hoàn trả tài sản. Tránh những vấn đề liên quan về sau. Vậy Mẫu biên bản hoàn trả tài sản để làm gì và làm Mẫu biên bản hoàn trả tài sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản hoàn trả tài sản là gì?
– Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. … Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).
– Mẫu biên bản hoàn trả tài sản là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc hoàn trả tài sản. Mẫu nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, nội dung hoàn trả tài sản.
Biên bản hoàn trả, chi phí là văn bản do các bên chủ thể có liên quan tiến hành xác lập nhằm ghi nhận lại nội dung hoàn trả, chi phí trên thực tế làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có
2. Mẫu biên bản hoàn trả tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
—————
….,ngày….tháng…. năm….
BIÊN BẢN HOÀN TRẢ CHI PHÍ
( V/v hoàn trả chi phí, tài sản)
Căn cứ vào Hợp đồng thuê……. số:…./HĐT-………………;
Căn cứ…
Chúng tôi gồm:
Bên hoàn trả: ( Bên A)
Họ và tên: ……Ngày sinh:………
Số CMND: …….Ngày cấp:…./…/…… Nơi cấp: ……
Ngày cấp: ……
HKTT: ……
Chỗ ở hiện nay: ………
Điện thoại liên hệ: ………
Bên nhận hoàn trả: ( Bên B)
Công ty:……
Địa chỉ:……
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ theo Hợp đồng thuê…… số:…/HĐT-………. Bên A tiến hành hoàn trả chi phí và tài sản đã thuê của bên B như sau:
1. Thời gian và địa điểm hoàn trả
Thời gian hoàn trả vào lúc:………h, ngày….tháng…..năm ………….
2. Lý do
Ngày …/…./….. bên A có thuê bên B một chiếc xe ô tô mang biển hiệu…… gồm….. chỗ ngồi với mục đích đưa gia đình di du lịch và các bên thỏa thuận là ngày…/…./…. Bên A sẽ có nghĩa vụ hoàn trả chi phí và xe cho bên B.
3. Chi phí hoàn trả:
Tổng chi phí thuê xe là:……………..Vnđ;
Bên A đã thanh toán ngày…/…./….. 50% giá trị thuê xe.
Hôm này, ngày…./…/…. Bên B hoàn trả nốt 50% còn lại như đã thỏa thuận
Bên A sẽ tiến hành hoàn trả cho bên B bằng tiền mặt và Bên B đã nhận đủ số tiền trên thực tế.
4. Hoàn trả tài sản:
Bên A đã hoàn trả chiếc xe đã thuê và bên B đã đồng ý nhận trên thực tế. Các bên sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với biên bản này kể từ khi bên A và bên B tiến hành ký xác thực.
Biên bản được lập thành 02 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên có trách nhiệm giữ một bản.
Các bên tiến hành xác nhận các nội dung trên cùng đi đến thống nhất và ký xác nhận dưới đây.
Bên hoàn trả
( Ký và ghi rõ họ tên)
Bên nhận hoàn trả
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản hoàn trả tài sản:
– Ghi đầy đủ các nội dung trong biên bản
– Ghi rõ thời gian hoàn trả, lí do, chi phí hoàn trả, tài sản hoàn trả như trên
– Bên hoàn trả ( Ký và ghi rõ họ tên)
– Bên nhận hoàn trả ( Ký và ghi rõ họ tên)
4. Thông tin pháp lý liên quan về hoàn trả tài sản:
4.1. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Theo Điều 596
1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
Như vậy. Nghĩa vụ tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao và nghĩa vụ thanh toán chi phí là những nghĩa vụ quan trong nhất của người có công việc được thực hiện. Khi người thực hiện
Nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý cho người thực hiện công việc không có ủy quyền mà người này đã bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc được pháp luật quy định. Chi phí này phải trả là cần thiết và hợp lí. Việc hoàn trả chi phí được áp dụng kể cả khi công việc được thực hiện không theo ý muốn của người có công việc đó là nằm ngoài khả năng của người đã thực hiện công việc không có ủy quyền, người thực hiện đã không thể biết hoặc không thể đoán biết được ý muốn đó để làm theo.
Ngoài ra, người có công việc được thực hiện phải trả thù lao cho người thực hiện công việc không có ủy quyền nếu người này thực hiện công việc một cách chu đáo, có lợi cho người có công việc. Vì không có ủy quyền nên việc trả thù lao đối với từng công việc, mức trả… sẽ phụ thược vào tập quán địa phương. Việc mang lợi cho người có công việc không chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà còn có cả những lợi ích khác nữa (lợi ích tinh thần, sức khỏe, tránh bị thiệt hại…).
Tuy Điều 596 Bộ luật dân sự không quy định nhưng về nguyên tắc, người có công việc được thực hiện còn có nghĩa vụ thực hiện các cam kết mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã đưa ra đôi với người thứ ba nếu việc thực hiện công việc buộc phải cam kết như vậy.Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
4.2. Điều kiện của nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
Điều kiện của nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật bao gồm:
– Thứ nhất, phải có người đã chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài sản của người khác;
– Thứ hai, từ những hành vi trên đã gây thiệt hại cho những người khác. Thiệt hại có thể là làm giảm đi tài sản hoặc là lăm cho tài sản của người khác không gia tăng;
– Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản và việc gây thiệt hại;
– Thứ tư, không có cơ sở pháp lí của việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài sản đó. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt chế định này với các chế định khác trong pháp luật dân sự như phạt vi phạm hợp đồng, khoản tiền bồi thường thiệt hại….
– Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
– Người đã chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Đó là nghĩa vụ chủ yếu nhất của chế định này. Nghĩa vụ này phát sinh từ khi người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản biết rằng việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật. nếu không tìm được chủ sử hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. nghĩa vụ hoàn trả chỉ có một ngoại lệ duy nhất, đó là việc người này được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đã chiếm hữu đó theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247
Theo Điều 600 Bộ luật dân sự quy định:
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được
2. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
3. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
4. Người được lợi về tài sản mà không có cắn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.
Cụ thể Theo quy định của Điều 600 Bộ luật dân sự, người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Nếu tài sản đó không có thì phải hoàn trả bằng tiền trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Vấn đề này, BLDS một số nước quy định khác với với pháp luật dân sự Việt Nam: bến chiếm hữu, sử dụng hoặc bị lợi về tài sản chỉ phải hoàn trả tài sản tài sản hiện đang còn tại thời điểm phát hiện ra việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi đó là không có căn cứ pháp luật.
Trên đây là thông tin chi tiết về nội dung Mẫu biên bản hoàn trả tài sản và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.