Hiên nay, theo như quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành thì đối với những tài sản thuộc về vụ án dân sự thì sẽ được bàn giao bảo quản tài sản. Trong quá trình bàn giao bảo quản tài sản thì sẽ được ghi chép lại bằng biên bản giao bảo quản tài sản. Vậy mẫu biên bản giao bảo quản tài sản có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giao bảo quản tài sản là gì?
Tài sản kê biên được giao cho người phải thi hành án, người thân thích của họ hoặc người đang sử dụng bảo quản; cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hoặc bảo quản tại kho cơ quan thi hành án. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chỉ phí thực tế, hợp lí để bảo quản tài sản, trừ trường hợp là người phải thi hành án, người thân thích của họ hoặc người đang sử dụng bảo quản. Mẫu biên bản giao bảo quản tài sản là mẫu biên bản được cơ quan có thẩm quyền trực tiếp lập ra để ghi chép về việc giao bảo quản tài sản.
Mẫu biên bản giao bảo quản tài sản được cơ quan có thẩm quyền lập ra để ghi chép về việc giao bảo quản tài sản. Mẫu là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, người liên đới xác minh về việc bàn giao số tài sản đó cho ai bảo quản và trách nhiệm sẽ thuộc về ai nếu như có hư hỏng, tổn thất sảy ra. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin tài sản, thông tin biên bản… Mẫu biên bản được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Mẫu biên bản giao bảo quản tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
BIÊN BẢN
Về việc giao bảo quản tài sản
Hôm nay, vào hồi… giờ ….. ngày….tháng ….. năm …… tại
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày …… tháng …… năm …. của
Căn cứ Quyết định thi hành án số ….. ngày……tháng …… năm…. của Trưởng phòng Thi hành án …
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế thi hành án số ……ngày ….. tháng….năm ….. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án …
Chúng tôi gồm có:
Ông (bà): ……., chức vụ: Chấp hành viên
Ông (bà): …., chức vụ:
Ông (bà): ……., chức vụ:
Đại diện chính quyền địa phương:
Ông (bà): ……., chức vụ:
Ông (bà): …., chức vụ:
Đại diện Viện kiểm sát quân sự
Ông (bà): ……, chức vụ:
Với sự có mặt của ông (bà) là người được thi hành án.
Ông (bà): là người phải thi hành án.
Tiến hành giao cho ông (bà):
Bảo quản tài sản kê biên gồm: (nêu rõ tình trạng từng loại tài sản)
Ông (bà) …… có trách nhiệm bảo quản số tài sản trên, không được làm mất mát, hư hỏng, chuyển nhượng, chuyển đổi, hủy hoại số tài sản nêu trên đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ông (bà) …… được hưởng chi phí bảo quản tài sản (nếu có).
Biên bản lập xong hồi …. giờ ….. cùng ngày, lập thành … bản, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
CHẤP HÀNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN VKSQS ……..
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN ……….
(Ký, ghi rõ họ, tên)
ĐẠI DIỆN ……….
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI ĐƯỢC THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản giao bảo quản tài sản:
– Ghi rõ ngày tháng năm lập biên bản giao bảo quản tài sản;
– Phần cuối người đại diện, chấp hành viên, người được thi hành án, người phải thi hành án, người chứng kiến, Đại diện viện kiểm sát quân sự, người ghi biên nhận ký và ghi rõ họ tên trong văn bản.
3. Một số quy định về giao bảo quản tài sản:
Bảo quản tài sản thi hành án:
Căn cứ theo như quy định của Luật Thi hành án thì cơ quan thi hành án thực hiện việc bảo quản tài sản để thi hành án theo bản án, quyết định. Trong trường hợp bản án, quyết định không xác định người có trách nhiệm bảo quản tài sản thì việc bảo quản tài sản được thực hiện khi các tài sản kê biên được giao cho người phải thi hành án, chủ sở hữu hoặc thân thích của người đó bảo quản. Nếu tài sản không phải đang do người phải thi hành án, chủ sở hữu bảo quản thì tài sản kê biên được giao cho người đang sử dụng, quản lý tài sản bảo quản. Ngoài ra, nếu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người phải thi hành án không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể tài sản kê biên được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hay bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án.
Bên cạnh đó còn có các quy định về tài sản chưa xử lý là vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ được bảo quản theo quy định là tài sản thuộc diện tịch thu sung công mà chưa xử lý thì Chấp hành viên phải gửi các tài sản này tại kho bạc nhà nước cùng cấp theo quy định chung; còn đây là tài sản bị kê biên để bảo đảm thi hành các nghĩa vụ về tài sản thì Chấp hành viên phải làm thủ tục gửi các tài sản này vào ngân hàng.
Ngoài ra thì theo như quy định về giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, Giao nhận vật chứng, tài sản: Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do
Thứ hai, Bảo quản vật chứng, tài sản: Vật chứng, tài sản tạm giữ phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; có sổ ghi chép rõ ràng, đầy đủ. Vật chứng, tài sản để trong kho phải sắp xếp gọn gàng, khoa học, có dán nhãn, ghi rõ tên của vụ án và họ tên của chủ sở hữu tài sản (nếu có) gắn vào từng loại tài sản.
Tuy nhiên, việc bảo quản vật chứng, tài sản phải đảm bảo không bị nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, giảm hoặc mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khỏe của con người. Vật chứng do cơ quan điều tra chuyển giao nhưng vụ án chưa xét xử xong phải được sắp xếp, bảo quản riêng, không để lẫn lộn với vật chứng, tài sản của các vụ việc đã có quyết định thi hành án. Việc bảo quản vật chứng là tiền, giấy tờ có giá, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật và các vật chứng khác liên quan đến lĩnh vực y tế cần có điều kiện bảo quản đặc biệt thì việc bảo quản thực hiện.
Người được giao trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện vật chứng, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng niêm phong phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Lệnh nhập, xuất kho phải theo mẫu thống nhất. Khi nhập hoặc xuất kho, thủ kho có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhập, xuất và các giấy tờ cần thiết của người đến giao, nhận vật chứng, tài sản.
Việc nhập, xuất vật chứng, tài sản phải có phiếu nhập, xuất kho theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp vật chứng cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng thì cơ quan yêu cầu trích xuất phải có văn bản gửi cơ quan thi hành án dân sự. Việc giao nhận vật chứng sau khi trích xuất sử dụng phục vụ cho hoạt động tố tụng được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. Bởi vậy, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện chế độ kiểm kê kho bảo quản vật chứng, tài sản theo định kỳ hàng quy theo như quy định là 6 tháng và 1 năm. Không những thế, mà việc kiểm kê vật chứng, tài sản phải được lập biên bản, ghi rõ giờ, ngày, tháng năm kiểm kê; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự để đảm bảo cho việc đối chiếu sau này.
Cơ sở pháp lý:
–