Quy định về rút kháng nghị trong giai đoạn này cũng rất cần thiết để chủ thể thực hiện kháng nghị kịp thời đề đạt mong muốn của mình đến Toà án cấp phúc thẩm nhằm mục đích để kết thúc thủ tục xét xử phúc thẩm. Mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm được sử dụng trong quá trình Viện kiểm sát ra quyết định rút kháng nghị.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm là gì?
Thủ tục xét xử phúc thẩm vè cơ bản có thể hiểu đây thủ tục xét xử lại hoặc xem xét lại bản án, quyết định của cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật khi có yêu cầu của các bên tranh tụng nhằm mục đích để khắc phục những thiếu sót sai lầm của cấp sơ thẩm bảo đảm bản án có hiệu lực pháp luật phải là chân lý khách quan. Để Toà án cấp trên xét xử phúc thẩm thì cần dựa trên kháng cáo, kháng nghị của các cá nhân, tổ chức trong vụ án hình sự. Việc ban hành các quy định về kháng nghị đã đảm bảo hiệu quả hơn quyền con người, các quyền tự do cơ bản của công dân. Mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm được lập ra trong quá trình cơ quan Nhà nước ban hành các quy định về kháng nghị. Mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để đưa ra quyết định về việc rút quyết định kháng nghị phúc thẩm. Mẫu nêu rõ thông tin cơ quan ra quyết định, căn cứ pháp lý của quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm, nội dung quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm, lý do ban hành quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm,… Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm:
Mẫu số 63/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018
VIỆN KIỂM SÁT…………….
VIỆN KIỂM SÁT …………..
Số: ……../QĐ-VKS…-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
Rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………
Căn cứ Điều 5 và Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 6 Điều 141 và Điều 143 Luật Thi hành án hình sự;
Sau khi xem xét Quyết định kháng nghị phúc thẩm số….ngày….. tháng…..năm……của Viện kiểm sát……….và hồ sơ, tài liệu có liên quan, nhận thấy ………
Bởi các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Rút một phần hoặc toàn bộ Quyết định kháng nghị số….ngày….. tháng….. năm…… của Viện kiểm sát ……..
2. Đề nghị
Nơi nhận:
–
– VKS …….. (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số 63/TH theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018.
+ Thông tin Viện kiểm sát ra quyết định rút kháng nghị.
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Căn cứ pháp lý ban hành quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Lý do quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Nội dung quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm.
4. Quy định của pháp luật về rút kháng nghị:
Theo Điều 342
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
– Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải
– Trong trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau:
Theo đó, ta nhận thấy, nếu việc rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa, thì phải lập văn bản
Đối với trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện Kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nếu việc rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên toà, thì do Hội đồng xét xử thực hiện.
Đối với trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện Kiểm sát rút một phần kháng nghị mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác, thì một phần kháng cáo, kháng nghị đã rút phải đình chỉ xét xử. Việc ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thực hiện; tại phiên tòa do Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút đó và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Như vậy, khi rút kháng cáo, kháng nghị, thì hậu quả pháp lý của việc rút là đình chỉ xét xử phúc thẩm (tùy vào mức độ rút mà đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với vụ án hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút).
Theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 348
Hiện nay, việc đưa ra các quy định về kháng cáo, kháng nghị trong Bộ Luật Tố tụng hình sự là một trong những chế định quan trọng nhằm quyết định việc có hay không xét xử phúc thẩm bản án và xem xét lại quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Quy định về xét xử phúc thẩm nói chung và rút kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm nói riêng trong
Có thể thấy, các quy định về việc rút kháng cáo, kháng nghị đã ghi nhận việc đề cao tính tự nguyện của chủ thể kháng cáo, kháng nghị và có vai trò quan trọng để góp phần bảo đảm tính ổn định của bản án, giảm bớt số lượng án mà cấp phúc thẩm phải xét xử đồng thời tiết kiệm nhiều nguồn lực cho người tham gia tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên lại không thống nhất với phạm vi xét xử và sửa bản án sơ thẩm. Chính vì vậy mà pháp luật nước ta vẫn cần có sự điều chỉnh về kháng cáo, kháng nghị cho phù hợp với thực tiễn, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án hình sự.