Hòa giải, đối thoại trong hoạt động hòa giải là hoạt động quan trọng và cơ bản khi thực hiện hòa giải cơ sở. Hòa giải viên sẽ quyết định tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và phải gửi giấy mời tham gian đối thoại đến các chủ thể theo luật định.
Mục lục bài viết
1. Giấy mời tham gia phiên đối thoại là gì?
Giấy mời tham gia phiên đối thoại là văn bản của hòa giải viên lập ra gửi các chủ thể liên quan đến phiên đối thoại nhằm đề nghị sự có mặt của chủ thể đến phiên đối thoại.
Giấy mời tham gia phiên đối thoại được dùng để mời các chủ thể liên quan đến tham gia phiên đối thoại. Trong giấy mời tham gia phiên đối thoại có các thông tin về chủ thể được mời, về thông tin phiên họp đối thoại.
2. Mẫu giấy mời tham gia phiên đối thoại và soạn thảo:
Mẫu giấy mời tham gia phiên đối thoại là mẫu 08-ĐT được ban hành trong phụ lục của Thông tư số 02/2020/TANDTC quy định chi tiết trách nhiệm của
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/20…./GM-ĐT
…….., ngày …… tháng ….. năm ……
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN ĐỐI THOẠI
Kính gửi:(3) ……
Địa chỉ:(4) ……
Số điện thoại: ……; số fax: ……(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……(nếu có).
để tham gia đối thoại về việc (7) …… giữa:
Người khởi kiện: ……
Người bị kiện: ……
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ……
Nội dung khởi kiện:(8)
1 ……
2 ……
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (9) ……, số điện thoại …… để được giải đáp./.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu: VT.
HÒA GIẢI VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Soạn thảo giấy mời tham gia phiên đối thoại
Giấy mời tham gia phiên đối thoại được hưởng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi rõ địa điểm, địa chỉ sẽ diễn ra phiên đối thoại.
(7) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(8) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu, khiếu kiện của người khởi kiện.
(9) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định đối thoại khiếu kiện.
3. Quy định pháp luật về mời tham gia đối thoại và phiên đối thoại:
Tại Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án năm 2020 quy định:
“Điều 24. Tiến hành phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và
2. Việc
Như vậy, sau khi các bên đồng ý gặp mặt nhau để đối thoại, hòa giải thì Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, đối thoại và thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải, đối thoại, và việc thông báo được thực hiện bằng văn bản. Đối với những cá nhân có liên quan đến vụ việc, thì được mời đến tham dự phiên hòa giải, việc mời tham gia phiên hòa giải cũng được lập thành văn bản chính là Giấy mời tham gia phiên hòa giải.
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại được tổ chức gồm có Hòa giải viên; Các bên, người đại diện, người phiên dịch; và những người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Người bị kiện trong khiếu kiện hành chính có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia đối thoại. Người đại diện theo ủy quyền phải có đầy đủ thẩm quyền để giải quyết khiếu kiện.
Trình tự hòa giải, đối thoại được thực hiện như sau:
“Điều 26. Trình tự phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
2. Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
3. Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
5. Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
6. Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 23 của Luật này để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
7. Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.”
Như vậy, hoạt động tiến hành phiên hòa giải sẽ được tiến hành theo các bước đó chính là mở đầu phiên hòa giải, trình bày các diễn biến liên quan đến vụ việc cần hòa giải, các bên trình bày ý kiến của mình về vụ việc; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được mời tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến lần lượt phát biểu ý kiến. Sau đó hòa giải viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ của họ như tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất,… Cuối cùng là tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm mở phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại. Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại có thể được tổ chức ngay sau phiên hòa giải, đối thoại hoặc vào thời gian phù hợp khác. Phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại được tổ chức với sự tham gia của hòa giải viên; các bên, người đại diện, người phiên dịch và thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công (sau đây gọi chung là Thẩm phán tham gia phiên họp).
Phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại, hòa giải sẽ được lập thành biên bản, với tên gọi là Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu. Sau thời gian xét xét, nghiên cứu của luật định thì Thẩm phán phải ra Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành.