Quy định về đối thoại với thanh niên theo Luật thanh niên? Quy định về nội dung đối thoại với thanh niên theo Luật thanh niên?
Thanh niên Việt Nam được biết đến với một lượng lượng rất đông đảo và hoạt động với các mục đích về cồng đồng về xá hội và cả về Nhà nước Việt nam ta. Nói đến đội thanh niên Việt Nam là nói đến sức che, sự nhiệt huyết không ngại khó, không ngại khổ có thể vượt qua được tất cả những khó khăn gian khổ trong các hoạt động tình nguyện của mình. Một số hoạt động tình nguyện của đội thanh niên tình nguyên điển hình như: Hoạt động đông ấm, mùa hè xanh, chủ nhật xanh,…. Mỗi hoạt động đều sẽ được thực hiện với những nội dung giúp đỡ khác nhau. Trong quá trình mà thanh niên hoạt động trong lĩnh vực hoạt động của mình thì không thể nào không nhắc đến các khóa khăn mà thanh niên gặp phải trong quá trình hoạt động này. Do đó để có thể đảm bảo được việc hiểu hết về hoạt động và những vướng mắc của thành niên thì pháp luật hiện hành đã quy định về đối thoại với thanh niên.
Vậy theo như quy định của Luật Thanh niên năm 2020 có quy định về hoạt động đối thoại thanh niên có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến các vấn đề về đối thoại thanh niên như sau:
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thành niên năm 2020;
– Nghị định 13/2021/NĐ-CP quy định về đối thoại với thanh niên; cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
1. Quy định về đối thoại với thanh niên theo Luật thanh niên
Thanh niên được biết đến là một trong các lượng lượng có vai trò rất quan trong đối với sự phát triển của đất nước hiện tại và cả về sau. Một đất nước mang sức trẻ của những người thanh niên của đất nước sẽ là một quốc gia có đầy sự năng động từ tư tưởng đến cách hành động. Bởi vì lược lượng thanh niên được xác định là những chủ nhân tương lai của đất nước cho nên những ý kiến mong muốn và thắc mắc của thanh niên là vô cùng quan trong trong việc phát triển của đất nước. Chính vì những nhạn định được đưa ra như thế cho nên theo như quy định của Luật Thanh niên năm 2020 đã đưa ra quy định về hoạt động đối thoại với thanh niên mỗi năm ít nhất là một lần để có thể kịp thời nắm bắt được ý kiến của Thanh niên. Cụ thể quy định về đối thoại này được nêu ra trên có sở quy định tại Điều 10 Luật Thanh niên năm 2020 như sau:
“1. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật này.
2. Người có trách nhiệm đối thoại với thanh niên quy định tại khoản 1 Điều này chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch, chương trình đối thoại và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức đối thoại; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên thông qua hoạt động đối thoại.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đối thoại, nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan; trường hợp nội dung đối thoại phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực thì thời hạn này là 15 ngày.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Từ quy định mà tác giả vừa nêu ra ở trên và kèm theo đó là Nghị định 13/2021/NĐ-CP cũng có đưa ra các quy định cụ thể các nội dung về nguyên tắc đối thoại thanh niên của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và đồng thời bao gồm cả trách nhiệm tổ chức đối thoại, hình thức đối thoại và tổ chức thực hiện, cụ thể như:
Thứ nhất, các quy định về nguyên tắc đối thoại với thanh niên đều đa phần dựa trên nguyên tắc đó là các nội dung đối thơi theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện đối thoại với thanh niên. Bởi vì nước ta cũng hoạt động dựa trên đường lối chính sách của Đảng và xem đây là những tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Là những chuẩn mực để toàn dân nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng tuân thủ và thực hiện theo đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh nguyên tắc đối thoại vừa được tác giả nêu ra thì cũng theo như quy định tại Điều 4 của Nghị định 13/2021/NĐ-CP thì đã đưa ra các quy định về việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên việc quy định nguyên tắc này dựa trên tinh thần phải “biết lắng nghe” và “biết thực hiện”, nghĩa là phải biết tiếp thu, sửa chữa và thực hiện theo những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của thanh niên đã đề ra để hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về thanh niên nói riêng, đồng thời cũng phần nào đó giải quyết được các tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội. Không những thể sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch, kịp thời, đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, trong quy định về đối thoại thanh niên đã thể hiện rõ các tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm trong việc tổ chức đối thoại được pháp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Thanh niên và Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này đó chính là Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần theo như quy định này.
Ngoài ra thì cũng theo như quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì đã có nhận định về việc tổ chức đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật được quy định thuộc về trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân. Trong quá trình diễn ra các cuộc đối thoại với thanh niên thì pháp luật không đưa ra quy định nhất thiết phải là cuộc đối thoại trực tiếp mà cũng cũng có thể tiến hành các cuộc đối thoại trực tuyến
2. Quy định về nội dung đối thoại với thanh niên theo Luật thanh niên
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và nhận thấy sự coi trong của Đảng và nhà nước ta tới lượng lượng thanh niên. Do đó, những hoạt động đối thoại với thanh niên theo như quy định của pháp luật này cũng được quy định và diễn ra đúng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Để có được một cuộc hội thoại có đầy đủ các nội dung để thu thập được các ý kiến đóng góp của thanh niên dưới chủ trương và đường lối lãnh đạo của đảng thì nội dung của cuộc đối thoại được quy định Điều 7 của Nghị định 13/2021/NĐ-CP có nội dung như sau:
“1. Việc thực hiện cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật đối với thanh niên.
2. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên.
3. Những nội dung thuộc thẩm quyền hoặc trách nhiệm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị của thanh niên.
4. Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
5. Những kiến nghị, đề xuất khác của thanh niên”.
Từ quy định này thì có thể thấy rằng những nội dung quy định của hoạt động đối thoại với thanh niên thì đã phần đều dựa trên các quy định của Luật Thanh niên năm 2020 quy định với những nội dung cụ thể và những chủ thể điều hành và tổ chức hoạt động này cũng được quy định thống nhất trong pháp luật này.
Thứ nhất, hoạt động đối thoại này nhằm thực hiện các cơ chế, chính sách mà pháp luật quy định dành cho những thanh niên có thành tích suất sắc trong quá trình hoạt động các phong trào của thanh niên. Do đó, cơ chế chính sách sẽ được áp dụng đối với những thanh niên tự 16 đến 18 tuổi thì sẽ được áp dụng các chính sách về vấn đề phổ cập giáo dục theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì những đối tượng thanh niên này sẽ được tham gia các hoạt động như: hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí; đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm; trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần…
Thứ hai, Đối với hoạt động đối thoại được tổ chức sẽ giúp cho các thanh niên nói lên được những suy nghĩa của mình, những mong muốn của lượng lượng thanh niên của nước ta để có thể đảm bảo được quyền và lợi ích của mình trong quá trình hoạt động trong các hoạt động của thanh niên hiện nay. Khi đó thì các cơ quan tổ chức hoạt động đối thoại này với thanh niên cần phải tiếp thu các ý kiến của thanh niên để đưa ra các phương án và những nội dung sao cho phù hợp với những quyền lợi và nghĩa vụ thanh niên được hưởng dưới quy định của pháp luật việt Nam nói chung và Luật Thanh niên nói riêng.
Cuối cùng, từ những việc lắng nghe, ghi nhân những ý kiến của thanh niên trong quá trình đối thoại với thanh niên thì cơ quan, tổ chức, chủ thể có thẩm quyền sẽ đưa ra được các vai trò cũng với đó là những trách nhiệm của thanh niên trong học tập, lao động, rèn luyện, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc bên cạnh các quyền lợi mà thanh niên được xem xét để được hưởng theo như quy định của pháp luật hiện hành nêu ra ở trên.