Di sản là văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Để tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa, Luật di sản văn hóa đã ra đời.
Mục lục bài viết
1. Luật di sản văn hóa là gì?
Luật di sản văn hóa là đạo luật quy định về hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật di sản văn hóa tên tiếng Anh là: “Law of cultural heritage”.
2. Giới thiệu nội dung chính của Luật di sản văn hóa:
Luật di sản văn hóa ( Luật số
– Nghị định 92/2002/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
– Nghị định 98/2010/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
– Lệnh 09/2001/L- CTN Về việc công bố Luật Di sản văn hoá
Sau đó là sự ra đời của Luật 28/2001/QH19 Di sản văn hoá và Luật
Luật Di sản văn hóa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, Luật di sản văn hóa gồm 74 Điều và 5 chương:
Chương I – Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 13);
Chương II – Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá (Điều 14 đến Điều 16);
Chương III – Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể (Điều 17 đến Điều 27);
Chương IV – Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể (Điều 28 đến Điều 53);
Chương V – Quản lí nhà nước về di sản văn hoá (Điều 54 đến Điều 68);
Chương VI – Khen thưởng và xử lí vi phạm (Điều 69 đến Điều 72);
Chương VII – Điều khoản thi hành (Điều 73 đến Điều 74).
3. Nội dung Luật di sản văn hóa:
Chương I – Những quy định chung
– Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích: phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội; phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Luật di sản văn hóa quy định rõ về trách nhiệm quản lý của nhà nước cũng như là trách nhiệm chung của mọi cá nhân, tổ chức và toàn xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Luật cũng quy định rõ về các hành vi nghiêm cấm đối với di sản văn hóa như: Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật…
Chương II
Chương II của Luật di sản văn hóa quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với di sản văn hóa, theo đó mọi tổ chức, cá nhân đều có các quyền như: quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hóa; quyền tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa; tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa… và các tổ chức cá nhân cũng phải có các nghĩa vụ đối với các di sản văn hóa như: bảo vệ, giữ gìn, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến di sản văn hóa….
Chương III, chương IV
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và giá trị văn hóa vật thể trong chương III và chương IV Luật di sản văn hóa. Theo đó, tinh thần chung của hai chương này là nhằm mục đích khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đối với di sản văn hóa vật thể thì có thêm các quy định về điều kiện, tiêu chí, xếp loại, khu vực bảo tồn, thủ tục xếp hạng cũng như thẩm quyền, trình tự xếp hạng các di sản văn hóa.
Chương V
– Trong chương V quy định quản lý nhà nước về di sản văn hóa, theo đó, nội dung quản lý bao gồm:
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
+ Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
+ Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;
+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bên cạnh đó, nhà nước còn có vai trò trong hợp tác quốc tế về di sản văn hóa, nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hóa. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương VI
Chương VI quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm, theo đó Luật di sản văn hóa quy định:
– Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
– Người nào phát hiện được di sản văn hóa mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, hủy hoại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hóa đó bị Nhà nước thu hồi.
– Người nào vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VII
Chương này quy định về điều khoản thi hành Luật di sản văn hóa có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.