Luân chuyển bí thư đoàn xã sang làm công việc khác. Thi tuyển công chức, thủ tục luân chuyển công tác.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm Bí thư đoàn xã từ tháng 4/2012, có trình độ chuyên môn là đại học, đến nay ban thường vụ đảng ủy có chủ trương luân chuyển tôi qua làm công chức văn phòng thống kê của UBND xã. Vậy xin hỏi luật sư nếu tôi luân chuyển công tác sang vị trí mới có phải thi tuyển công chức hay không? Lương và phụ cấp chức vụ của tôi có bị ảnh hưởng hay không? Quy trình và thủ tục luân chuyển công tác gồm những nội dung gì? Xin cảm ơn luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2011/TT-BNV hướng dẫn về việc xác định công chức như sau:
“3. Những người đang làm việc chuyên trách công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tại các cơ quan nhà nước, ở trong biên chế công chức, hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm vào một ngạch thì được xác định là công chức. “
Trong trường hợp của bạn cần phải xác định xem bạn là Bí thư đoàn cấp xã thì có phải là công chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2011/TT-BNV hướng dẫn về việc xác định công chức nêu trên hay không.
– Căn cứ Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP quy định về việc luân chuyển công chức như sau:
“Điều 36. Luân chuyển công chức
1. Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch
2. Các trường hợp thực hiện việc luân chuyển công chức:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Luân chuyển giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành, các lĩnh vực theo quy hoạch nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức lãnh đạo, quản lý.”
Trong trường hợp bạn được luân chuyển công chức thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP quy định về việc luân chuyển công chức nêu trên. Nếu bạn được luân chuyển công chức thì bạn phải là đối tượng được luân chuyển đó là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP. Như vậy, khi bạn là Bí thư cấp xã thì bạn đã thuộc đối tượng được xác định là công chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 08/2011/TT-BNV nêu trên. Trong trường hợp này bạn không phải thi tuyển công chức.
“Điều 39. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
3. Trường hợp công chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
4. Công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
Trong trường hợp của bạn, chế độ, chính sách đối với công chức được luận chuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái nêu trên.
>>> Luật sư tư vấn về luân chuyển công chức qua tổng đài: 1900.6568
– Căn cứ Điều 38 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động, luân chuyển, biệt phái công chức.
2. Trình tự, thủ tục điều động, luân chuyển, biệt phái công chức thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.”
Như vây, về trình tự, thủ tục luân chuyển công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức cụ thể tại từng địa phương; thẩm quyền luân chuyển công chức thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc luân chuyển công chức.