Quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy? Lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hậu quả của trở hàng cồng kềnh bằng xe máy và những rủi ro?
Vận chuyển hàng hóa hiện nay là vấn đề rất được quan tâm của nhiều người, vận chuyển hàng hóa như thế nào là quá giới hạn, Lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền, đây là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, chính vì thế nên ngay dưới bài viết này chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc thông tin bổ ích nhất về nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên xe máy:
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về giới hạn sắp xếp hàng hóa trên mô tô, xe gắn máy như sau:
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Như chúng tâ đã thấy thì trên thực tế vấn đề vận chuyển hàng cồng kềnh thường tốn kém về tiền bạc, thời gian và công sức bởi hàng này không dễ vận chuyển và bốc xếp. Nhất là với những đơn đường dài, đây là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Cùng tìm hiểm những mẹo vận chuyển cực hay để trải nghiệm vận chuyển hàng cồng kềnh liên tỉnh không còn là mối lo.
Hàng cồng kềnh là những mặt hàng có kích thước, trọng lượng lớn. Hàng cồng kềnh có nguy cơ gây quá tải cho phương tiện chuyên chở. Nếu hàng hóa có kích cỡ vượt qúa quy định sẽ gây cản trở giao thông, hiệu suất, có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Như vậy, căn cứ dựa theo quy định trên đây chúng tôi đã nêu ra thì cần lưu ý xe máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Ngoài ra thì về chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Nếu bạn đi xe máy mà chở hàng vượt quá một trong các giới hạn chở hàng trên thì sẽ bị coi là chở hàng vượt quá giới hạn cho phép.
2. Lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4, Điều 19 của Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định cụ thể về giới hạn sắp xếp hàng hóa trên mô tô, xe gắn máy như sau:
” Không được sắp xếp hàng hóa vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất ở mỗi bên 0,3m, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5m.
Chiều cao sắp xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không được vượt quá 1,5m”.
Giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy được hiểu là một loại baga chở hàng, được tính từ mép hai bên hông và mép sau của baga. Khi người điều khiển xe chở hàng hóa vượt quá các giới hạn trên thì được xác định là hành vi vi phạm lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh và phải chịu các mức phạt theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Căn cứ theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Như vậy, hành vi chở hành cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
“Để bảo đảm thi hành
Hiện nay trên thực tế có thể thấy về ý thức tuân thủ các quy định về a toàn giao thông của một bộ phận người dân vẫn còn kém, dù đã có biện pháp xử phạt hành chính đầy đủ song việc chở hàng hóa cồng kềnh hiện nay vẫn diễn ra phổ biến và là một trong những nguy cơ gây tai nạn giao thông. Do đó việc xử phạt, quản lý các xe chở hàng cồng kềnh cần được thắt chặt hơn nữa.
Theo đó căn cứ trên thực tế và theo quy định đã đề ra khi tham gia giao thông thì mỗi người tham gia giao thông cần tuân thủ và chấp hành theo quy định nhằm tránh bị xử phạt lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh cũng như bảo vệ tài sản, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
3. Hậu quả của trở hàng cồng kềnh bằng xe máy và những rủi ro:
Dùng xe máy để vận chuyển hàng hóa lâu nay được xem là nghề mưu sinh của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, khi cố tận dụng nhồi nhét, xếp hàng cồng kềnh cũng đang là nguy cơ gây mất an toàn.
Chở quá khổ lại phóng nhanh, vượt ẩu
Hạn chế được một thời gian giãn cách do dịch bệnh, đến nay tình trạng các loại xe chở hàng cồng kềnh… lại xuất hiện ở khắp mọi nơi tại thành phố.
Thậm chí, tài xế của các loại phương tiện tự chế, đa phần đã cũ, thiếu đèn giao thông… này lại chạy rất nhanh, bất chấp đi ngược chiều, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, trở thành nỗi bất an của nhiều người khi tham gia lưu thông trên đường phố. Đặc biệt, khi thời điểm tết truyền thống đang đến, nhu cầu chở hàng của người dân vì thế cũng tăng cao hơn.
Hiện nay trên thực tế các loại hàng hóa được chuyên chở trên các loại phương tiện xe tự chế, ba gác, xe tải này vô cùng đa dạng, từ thực phẩm, quần áo đến đồ gia dụng như bàn ghế, ti vi, tủ lạnh… nhưng yếu tố an toàn mới là yếu tố đáng cho chúng ta lưu tâm. Cũng bởi, hầu hết các phương tiện chở hàng đều khá cũ, không đảm bảo an toàn, lại bị “cơi nới” quá mức để chở hàng hóa càng nhiều càng tốt.
Một vấn đề rất quan trọng đó là việc chở hàng hóa theo kích thước khá lớn, thậm chí quá mức cho phép đã khiến khả năng quan sát đường của lái xe và những người tham gia giao thông bị hạn chế. Người điều khiển phương tiện chở hàng rất dễ bị mất lái, khó có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trên đường, dẫn đến tai nạn cho chính bản thân họ và những người đi đường khác. Thậm chí, nhiều tài xế trên các phương tiện được gán mác là “hung thần đường phố” này còn thường xuyên chạy ẩu, lấn làn xe, đi ngược chiều… gây nên nỗi bất an và lo lắng thường trực cho người dân khi tham gia giao thông.
Trong thực tế thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến người chở hàng cồng kềnh gây ra va quẹt với người đi đường với hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến dư luận bức xúc. Đó là chưa kể đến việc chở quá nhiều hàng cồng kềnh khi tham gia lưu thông vào giờ tan tầm sẽ dễ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, gây cản trở nhu cầu đi lại của người dân.
Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp còn ngồi quay lưng lại trên xe trở hàng cồng kềnh đây là một hành vi nguy hiểm và nó không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân người phụ nữ kia mà còn gây nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác. Thực tế cho thấy nhiều người luôn nghĩ rằng các hành vi vi phạm mà họ thực hiện là vô hại và chỉ đến khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì suy nghĩ này mới được thay đổi.
Do vậy, nên chúng tôi hi vọng rằng khi tham gia giao thông thì mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức trong việc chấp hành Luật giao thông đường bộ, để phòng tránh đến mức thấp nhất các tình huống có thể dẫn đến tai nạn giao thông.
Đừng chỉ vì một chút tiện lợi và chủ quan cá nhân của người mua cộng với nhu cầu mưu sinh của người bán và người vận chuyển mà sẵn sàng bất chấp nguy hiểm cả tính mạng và sức khỏe. Bởi vậy nên chúng ta nên thực hiện đúng quy định của pháp luật về kích thước cũng như cân nặng theo quy định của hàng hóa khi vận chuyển đối với xe máy.
Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh bị xử phạt bao nhiêu tiền” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.