Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội là hai loại bảo hiểm khác nhau mà người lao động buộc phải đóng khi tham gia vào thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi của người lao động và khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ giúp người lao động giảm bớt khó khăn về tài chính khi chưa tìm kiếm được việc làm. Vậy lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?
Mục lục bài viết
1. Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?
Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, Điều này quy định các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm có các chế độ sau:
– Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
– Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Chế độ hỗ trợ Học nghề.
– Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo đó, trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ bảo hiểm thất nghiệp của các đối tượng phải bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà pháp luật quy định.
Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội là hai loại bảo hiểm khác nhau mà người lao động buộc phải đóng khi tham gia vào thị trường lao động. Sự khác nhau thể hiện qua những vấn đề sau:
Thứ nhất, mục đích:
– Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: BHXH bắt buộc giúp bảo đảm thay thế hoặc là bù đắp một phần khoản thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập vì bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
– Đối với bảo hiểm thất nghiệp: Mục đích của bảo hiểm thất nghiệp đó là ngăn ngừa sự bất ổn định về kinh tế, xã hội; hỗ trợ, đào tạo nhằm để giúp người lao động có cơ hội quay trở lại thị trường lao động, tìm việc làm mới; trợ cấp thất nghiệp và thay thế một phần khoản thu nhập cho người lao động bị mất việc làm mà không phải lỗi của họ.
Thứ hai, các chế độ:
– Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì hiểm xã hội bắt buộc có những chế độ sau:
+ Chế độ ốm đau;
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Chế độ hưu trí;
+ Chế độ tử tuất.
– Đối với bảo hiểm thất nghiệp: như vừa nêu ở trên, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm có các chế độ sau:
+ Chế độ trợ cấp thất nghiệp.
+ Chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
+ Chế độ hỗ trợ Học nghề.
+ Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Thứ ba, đối tượng được hưởng các chế độ:
– Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: các đối tượng được hưởng các chế độ của loại bảo hiểm xã hội này gồm có:
+ Người làm việc theo
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động mà có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Các cán bộ, công chức, viên chức;
+ Các công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Các Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
+ Các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
+ Những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Những người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Đối với bảo hiểm thất nghiệp: các đối tượng được hưởng các chế độ của loại bảo hiểm xã hội này gồm có:
+ Hợp đồng lao động hoặc là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc là hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc là theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Qua các phân tích về một số các điểm khác nhau giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp ở trên, đặc biệt là sự khác nhau giữa các chế độ của hai loại bảo hiểm này thì có thể khẳng định được rằng việc lấy bảo hiểm thất nghiệp hoàn toàn không có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội.
2. Điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp:
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì để được nhận trợ cấp thất nghiệp thì người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp sau khi nghỉ việc phải tuân thủ các điều kiện sau:
2.1. Phải đang đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ Điều 12 của Văn bản hợp nhất số 3922/VBHN-BLĐTBXH vào năm 2020 hợp nhất Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm thì người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và cũng đã được chính cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
– Người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và cũng đã được chính cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
– Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc là người lao động có tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do mình bị ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và cũng đã được chính cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
– Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc là người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương với số ngày từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
– Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà có tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với số ngày từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.
2.2. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định:
Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc là hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
– Người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Có hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2.3. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:
– Đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và cả đối với hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn: người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi người này chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
– Đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn với thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng: người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
2.4. Nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp đúng thời hạn:
Khoản 3 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định một trong các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp đó chính là người lao động sau khi nghỉ việc phải đã nộp hồ sơ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Mà theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định thời hạn để nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp đó là trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Chính vì thế, điều kiện tiếp theo để được hưởng trợ cấp thất nghiệp đó chính là người lao động phải nộp hồ sơ để được hưởng nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2.5. Chưa tìm được việc làm:
Người lao động là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
– Thực hiện về nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
– Đi học tập mà có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
– Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Đang bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
– Ra nước ngoài để định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Đã chết.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Việc làm 2013.
– Văn bản hợp nhất 3922/VBHN-BLĐTBXH năm 2020 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành hợp nhất các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số các điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
–
THAM KHẢO THÊM: