Trong một số trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất cứ ngày nào, không giới hạn về số giờ làm thêm, người lao động cũng không được từ chối.
Mục lục bài viết
1. Quy định về làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 108 của
– Thực hiện lệnh động viên, thực hiện lệnh huy động để đảm bảo cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các công việc nhằm mục đích bảo vệ an toàn tính mạng của con người, bảo vệ tài sản của cơ quan và tổ chức, cá nhân trong vấn đề phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và lây lan trên diện rộng, thảm họa, ngoại trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ, người lao động cũng không được từ chối trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, thực hiện lệnh động viên hoặc lệnh huy động nhằm mục đích đảm bảo cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật. Thực hiện lệnh động viên hoặc lệnh huy động để đảm bảo cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân Việt Nam, công dân nào cũng cần phải tuân thủ nghĩa vụ cơ bản đó. Người lao động nếu được người sử dụng lao động yêu cầu cần phải làm thêm giờ, không có giới hạn về thời gian thì người lao động đó cũng không được phép từ chối, cần phải tuân thủ nghĩa vụ này.
Thứ hai, thực hiện các công việc nhằm mục đích bảo vệ tính mạng cho con người, bảo vệ tài sản của các cơ quan và tổ chức cùng với các cá nhân khác trong xã hội nhằm mục đích phòng ngừa và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và lây lan trên diện rộng, khắc phục hậu quả của các thảm họa, ngoại trừ trường hợp công việc đó có khả năng dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Nhìn chung thì đây là trường hợp cần thiết, bắt buộc phải thực hiện ngay, nếu không có biện pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới người sử dụng lao động, người lao động và toàn thể xã hội nói chung.
2. Vấn đề làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt có bắt buộc phải được thể hiện trong nội quy lao động tại doanh nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có quy định cụ thể về nội qui lao động. Theo đó, nội qui lao động còn phải chứa đựng các nội dung phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nhìn chung, nội qui lao động sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
– Thời gian làm việc của người lao động, thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Người sử dụng lao động cần phải quy định cụ thể về thời gian làm việc bình thường trong một ngày hoặc trong một tuần đối với người lao động, quy định về ca làm việc, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc ca làm việc của người lao động, thời gian làm thêm giờ đối với người lao động, các trường hợp làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt, thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài giờ và nghỉ giải lao giữa giờ, nghỉ chuyển ca, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương;
– Quy định cụ thể về trật tự tại nơi làm việc. Quy định về vấn đề đi lại trong giờ làm việc, văn hóa ứng xử, trang phục cần phải tuân thủ, phân công và điều động của người sử dụng lao động;
– Quy định về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Ghi nhận về trách nhiệm chấp hành đối với quy định của pháp luật, nội qui lao động, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, sử dụng và bảo quản các trang thiết bị phương tiện cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, thực hiện nghĩa vụ vệ sinh và khử trùng tại nơi làm việc;
– Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trình tự và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động. Trong đó cần phải quy định rõ danh mục tài sản, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ, trách nhiệm, các loại giấy tờ và tài liệu, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản và bảo vệ bí mật của doanh nghiệp;
– Trường hợp được tạm thời điều chuyển người lao động làm việc so với công việc khác với công việc ghi nhận trong
– Có hành vi vi phạm kỷ luật của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật;
– Trách nhiệm vật chất, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó thì có thể nói, làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt là một trong những nội dung bắt buộc cần phải được thể hiện trong nội qui lao động tại doanh nghiệp.
3. Xử phạt doanh nghiệp vi phạm quy định về đảm bảo số thời giờ làm thêm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thực hiện thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động vượt quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ khi không được sự đồng ý của người lao động, ngoại trừ trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật lao động năm 2019.
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau: Không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm/hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật, có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật, mức phạt cụ thể như sau:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 301 người lao động trở lên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
–
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.