Làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không công chứng thì có hợp pháp không? Trường hợp thực hiện giao dịch phải có công chứng, chứng thực.
Làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không công chứng thì có hợp pháp không? Trường hợp thực hiện giao dịch phải có công chứng, chứng thực.
Tóm tắt câu hỏi:
Trung tâm tư vẫn giúp e một vẫn đề sau ạ. chuyện là gia đình em có ý định mua lại vĩnh viễn 1 thửa đất nông nghiệp để canh tác khoảng 1500m2 .nhưng lên xã địa phương không chứng nhận cho nếu gia đình e muốn mua 2 bên đồng ý làm giấy tờ có chũ ký của người làm chứng nếu sau này có sảy ra tranh chấp thì có bị mất mảnh đất k trung tâm?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trong trường hợp này, việc gia đình bạn đến chính quyền cấp xã yêu cầu chứng nhận là thực hiện việc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo các quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Tuy nhiên, điểm a, điểm b khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Như vậy có thể thấy rằng việc công chứng hoặc chứng thực là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp của bạn. Như vậy, bạn có quyền lựa chọn một trong hai hình thức là công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.” Như vậy, khi không thực hiện được thủ tục chứng thực hợp đồng, bạn có thể thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Bạn cũng cần lưu ý, chỉ những tổ chức hành nghề công chứng thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014 mới có thẩm quyền công chứng hợp đồng của bạn:
“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”
>>> Luật sư tư vấn công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất: 1900.6568
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc không được chính quyền địa phương chứng nhận đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện việc công chứng hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn để làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên bạn phải xác định phần diện tích đất mà bạn đang mua bán chuyển nhượng có được thực hiện hay không, nếu được thực hiện bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực.