Trong quá trình thực hiện các giao dịch pháp lý, có những tình huống khi một bên không thể tham gia trực tiếp và cần uỷ quyền cho người khác để thay mặt họ thực hiện những công việc cần thiết. Tuy nhiên, có thể làm giấy uỷ quyền vắng mặt một bên không lại là một vấn đề cần phải xem xét kỹ.
Mục lục bài viết
1. Giấy uỷ quyền là gì? Giấy uỷ quyền có giá trị như thế nào?
Định nghĩa về giấy uỷ quyền có thể tham khảo từ định nghĩa về hợp đồng uỷ quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Như vậy, giấy uỷ quyền được coi là một thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền sẽ thay mặt, nhân dân bên uỷ quyền thực hiện một công việc nhất định và nhận thù lao (nếu có).
2. Giấy uỷ quyền có bắt buộc phải có mặt người uỷ quyền và người được uỷ quyền không?
Việc công chứng giấy uỷ quyền được quy định tại Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 như sau:
– Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ khi công chứng giấy uỷ quyền, đồng thời giải thích rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia giấy uỷ quyền.
– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng, bên ủy quyền có thể yêu cầu tổ chức công chứng tại địa chỉ cư trú của họ công chứng
Như vậy, khi đối chiếu quy định trên, nếu người ủy quyền và người được ủy quyền để lập giấy uỷ quyền không thể cùng đến văn phòng công chứng để ký giấy ủy quyền thì vẫn có thể đến tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang cư trú để lập giấy ủy quyền công chứng.
Thêm vào đó, người yêu cầu công chứng được quy định tại Điều 47 Luật Công chứng 2014 như sau:
– Trường hợp người yêu cầu công chứng là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự. Còn trong trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền của tổ chức đó sẽ thực hiện việc công chứng.
Khi có yêu cầu công chứng, người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết có liên quan đến việc công chứng và tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu đó.
– Việc công chứng phải có người làm chứng nếu người yêu cầu công chứng không nghe được, không đọc được, không điểm chỉ, không ký được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định. Trong trường hợp này, người làm chứng phải đáp ứng điều kiện là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng có thể do người yêu cầu công chứng mời, công chứng viên sẽ chỉ định người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng không mời được.
– Phải có người phiên dịch nếu người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt. Trong trường hợp này, người phiên dịch phải đáp ứng điều kiện là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng. Người yêu cầu công chứng sẽ mời người phiên dịch và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Như vậy, người yêu cầu công chứng sẽ phải đảm bảo các điều kiện như trên.
3. Hồ sơ yêu cầu công chứng giấy uỷ quyền:
Hồ sơ yêu cầu công chứng giấy uỷ quyền được quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014. Theo đó, người đề nghị công chứng giấy uỷ quyền phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó phải có những thông tin cơ bản như thông tin về họ tên, địa chỉ của người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ đề nghị công chứng giấy uỷ quyền; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng giấy uỷ quyền và thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
– Bản sao giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác còn giá trị pháp lý của người yêu cầu công chứng;
– Dự thảo giấy uỷ quyền có yêu cầu công chứng;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế khác được pháp luật quy định đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật trong trường hợp uỷ quyền liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến giấy uỷ quyền mà pháp luật quy định phải có.
Người yêu cầu công chứng đồng ý với toàn bộ nội dung trong dự thảo giấy uỷ quyền thì ký vào từng trang của giấy uỷ quyền đó. Người có yêu cầu công chứng giấy uỷ quyền sẽ được công chứng viên yêu cầu xuất trình bản chính của các giấy tờ được quy định như trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của giấy uỷ quyền.
4. Đơn phương chấm dứt giấy uỷ quyền:
Đơn phương chấm dứt thực hiện giấy uỷ quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 569 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, việc đơn phương chấm dứt thực hiện giấy uỷ quyền được thực hiện như sau:
– Trường hợp ủy quyền có thù lao:
+ Bất cứ lúc nào, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc uỷ quyền.
+ Bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên được ủy quyền trước khi chấm dứt việc uỷ quyền. Thù lao bên uỷ quyền trả cho bên được uỷ quyền sẽ tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện.
+ Bên ủy quyền cũng phải bồi thường thiệt hại gây ra do việc chấm dứt giấy uỷ quyền.
– Trường hợp ủy quyền không có thù lao:
+ Bất cứ lúc nào, bên được ủy quyền cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc uỷ quyền.
+ Bên được ủy quyền phải báo trước cho bên ủy quyền một thời gian hợp lý trước khi chấm dứt thực hiện việc được uỷ quyền.
Ngoài ra, quy định này cũng yêu cầu các bên phải thực hiện thông báo về việc chấm dứt giấy uỷ quyền. Bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba (nếu có) biết về việc chấm dứt thực hiện công việc uỷ quyền. Trường hợp không có thông báo thì giấy uỷ quyền vẫn được coi là còn hiệu lực với bên thứ ba, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết rằng đã chấm dứt giấy ủy quyền. Trong trường hợp giấy ủy quyền đi kèm với một khoản thù lao và bên được ủy quyền chấm dứt việc thực hiện giấy ủy quyền bất cứ lúc nào, bên này cũng có quyền đòi bồi thường thiệt hại từ bên ủy quyền, nếu có.
Như vậy, uỷ quyền có thể coi là một hình thức đại diện theo quy định của pháp luật, trong đó người đại diện thực hiện công việc nhân danh người được đại diện. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được quy định theo từng trường hợp, có thể bao gồm hoặc không có thù lao.
– Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bất cứ lúc nào, bên ủy quyền cũng có quyền chấm dứt việc uỷ quyền với điều kiện là bên được uỷ quyền được trả đầy đủ thù lao hưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền và bồi thường thiệt hại (nếu có). Còn trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền cũng có quyền chấm dứt việc uỷ quyền bất cứ lúc nào với điều kiện phải báo trước cho bên ủy quyền.
– Việc chấm dứt giấy ủy quyền cần tuân thủ quy định về thông báo đến bên thứ ba. Nếu không có thông báo, giấy uỷ quyền với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ khi người thứ ba biết hoặc phải biết rằng công việc uỷ quyền theo giấy uỷ quyền đã bị chấm dứt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2014.
THAM KHẢO THÊM: