Làm giả giấy tờ mua bán xe máy cũ. Mua bán xe máy cũ. Xe máy mua lại bị làm giả giấy tờ.
Làm giả giấy tờ mua bán xe máy cũ. Mua bán xe máy cũ. Xe máy mua lại bị làm giả giấy tờ.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có mua một chiếc xe máy cũ đã qua sử dụng được chủ nhà giới thiệu là xe nguyên máy và mua bán tại nhà. Em đã tin tưởng mà không kiểm tra xe. Mang xe ra thợ thì mới biết là xe đã thay thế rất nhiều! Xe là của một người khác không phải chính chủ, họ có cam kết là sang tên được. Nhưng em mang giấy tờ đi sang tên lại không được và họ có nhờ bên công chứng làm giả giấy tờ mua bán với chữ kí chủ cũ để giúp em sang tên. Nhưng bây giờ em muốn trả lại xe được không ạ? xe em mới mua được 7 ngày?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp, xe bạn mua là xe cũ và chất lượng xe không đúng như nhưng gì bạn đã thỏa thuận trước khi thực hiện giao dịch mua bán. Hơn nữa, bạn cũng không thể sang tên được và bên bán đã nhờ công chứng làm giả giấy tờ để hợp pháp hóa giao dịch này. Ở đây, bạn phải chú ý hai vấn đề sau:
Thứ nhất, về giao dịch dân sự giữa bạn( bên mua) và bên bán.
Theo những gì bạn cũng cấp, có thể thấy xe máy bạn mua đã qua sử dụng, người bán xe máy cũng giới thiệu là xe máy nguyên mẫu, chưa bị thay thế. Tuy nhiên, khi đem đi sửa bạn mới phát hiện xe đã bị thay thế khá nhiều, nghĩa là chất lượng của chiếc xe không đảm bảm theo thỏa thuận của hai bên trước đó.
Trong trường hợp này, khi có căn cứ chứng minh chiếc xe không đáp ứng yêu cầu, thỏa thuận về chất lượng ban đầu, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Toàn án tuyên giao dịch giữa bạn và người bán xe là giao dịch dân sự vô hiêu do bị lừa dối theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, "Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc tính chất của giao dịch dân sự nên đã giao dịch trước đó". Ở đây, do hành vi của bên bán xe mà bạn hiểu sai lệch về tính chất, chất lượng của đối tượng được mua bán (chiếc xe) nên có thể coi là lừa dối. Điều 137, Bộ luật dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
Như vậy, khi tòa tuyên giao dịch dân sự vô hiệu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bạn hoàn toàn có quyền trả xe và nhận lại tiền.
Thứ hai, về việc làm giả mạo giấy tờ để hợp lý hóa giao dịch mua bán, đồng thời sang tên chủ sở hữu chiếc xe bất hợp pháp.
Theo Thông tư 15/2014/TT- BCA quy định về đăng ký xe thì thủ tục đăng ký, đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe được quy định tại chương II. Theo đó, khoản 1điều 10 quy định chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:
"a) Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.
b) Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.
c) Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
d) Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định (đối với xe Công an); của Bộ Tổng tham mưu (đối với xe Quân đội).
đ) Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
e) Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.
g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực."
Về việc đăng ký sang tên xe, Thông tư 15/2014/TT- BCA quy định tại điều 11 với việc đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
"1. Tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:
a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Giấy chứng nhận đăng ký xe.
c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Đăng ký sang tên thì giữ nguyên biển số cũ (trừ biển loại 3 số, 4 số hoặc khác hệ biển thì nộp lại biển số để đổi sang biển 5 số theo quy định) và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe cho chủ xe mới."
Thông tư 15/2014/TT- BCA cũng quy định trách nhiệm của chủ xe, theo đó:
"Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.
Trường hợp chủ xe được cơ quan đăng ký xe trước đây giao quản lý một phần hồ sơ xe thì khi làm thủ tục cấp, đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; sang tên, di chuyển xe; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe phải nộp lại phần hồ sơ đó.
2. Ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trường hợp chủ xe không thông báo thì tiếp tục phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đó đến khi tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe."
Như vậy, hành vi sang tên chủ sở hữu xe bất hợp pháp, làm giả mạo giấy tờ là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Hành vi này có thể bị kết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009):
"Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
>>> Luật sư tư vấn giao dịch dân sự do lừa dối có bị truy tố hình sự: 1900.6568
Như vậy, việc làm giả giấy tờ để hợp lý hóa giao dịch trái quy định của pháp luật có thể cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009). Mặc dù bạn không trực tiếp làm giả giấy tờ nhưng có thể xem là đồng phạm trong tội làm giả mạo giấy tờ. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi mà các chủ thể sẽ bị phạt tiền hoặc chịu án phạt tù theo quy định.