Đến thời gian tất toán được ghi trong hợp đồng vay tiền, bên vay tiền lại không trả nợ đúng theo quy định cũng không có yêu cầu gia hạn hợp đồng vay tín dụng thì ngân hàng sẽ tính mức lãi suất quá hạn theo quy định của ngân hàng. Cùng nhau tìm hiểu lãi suất quá hạn là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
Chủ thể là bên vay tài sản là tiền theo quy định của pháp luật thì sẽ có nghĩa vụ cần phải trả đủ tiền cho bên cho vay khi đến hạn; nếu như trong trường hợp tài sản là vật thì bên vay tài sản phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp các bên đã có thoả thuận khác.
Cũng cần lưu ý trong trường hợp chủ thể là bên vay không thể trả vật thì bên vay cũng có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được chủ thể là bên cho vay đồng ý.
Địa điểm trả nợ đó là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của chủ thể là bên cho vay, trừ trường hợp khi các bên có thoả thuận khác.
Trong trường hợp bên vay tài sản vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì chủ thể là bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của
Trường hợp bên vay vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì chủ thể là bên vay sẽ cần phải trả lãi như sau:
– Lãi dựa trên nợ gốc theo lãi suất đã được thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà chủ thể là bên vay đến hạn chưa trả. Trong trường hợp chủ thể là bên vay chậm trả thì chủ thể là bên vay còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
– Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả sẽ bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp khi các bên đã có thoả thuận khác với nhau.
2. Tìm hiểu về lãi quá hạn:
Lãi quá hạn được hiểu cơ bản chính là khoản tiền lãi mà khoản tiền đó phát sinh căn cứ cụ thể trên khoản nợ gốc quá hạn mà bên vay tiền vẫn chưa trả tương ứng với thời gian mà bên vay tiền chậm trả (thời gian quá hạn), mà chủ thể là người vay sẽ có trách nhiệm theo quy định cần phải trả cho bên cho vay tính đến thời điểm trả nợ theo quy định cụ thể tại điểm b khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015.
Trong đó, thời gian chậm trả (hay còn gọi là thời gian quá hạn) có thể được hiểu cơ bản chính là một khoảng thời gian mà có thể được tính cụ thể từ ngày chủ thể đã hết hạn trả nợ đến ngày tính tiền trả nợ. Lãi quá hạn thông thường thì sẽ chỉ được áp dụng đối với trường hợp xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay đối với khoản vay tính có lãi.
3. Lãi suất quá hạn theo quy định luật tín dụng:
Theo Điều 91
– Các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật sẽ được quyền ấn định và tổ chức tín dụng này sẽ cần phải có trách nhiệm niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
– Các tổ chức tín dụng và các chủ thể là những khách hàng sẽ có quyền thỏa thuận cụ thể về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo đúng những quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để nhằm mục đích có thể bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có quyền được quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Như vậy, ta nhận thấy, các tổ chức tín dụng căn cứ theo quy định pháp luật sẽ được quyền ấn định và các tổ chức tín dụng này theo quy định sẽ có trách nhiệm phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng đó. Các tổ chức tín dụng và các đối tượng khách hàng cũng sẽ có quyền được thỏa thuận cụ thể với nhau về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Cần lưu ý trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến xảy ra một cách bất thường, để nhằm mục đích có thể giúp bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn cũng sẽ còn được quy định cụ thể trong Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Lãi suất cho vay được quy định cụ thể như sau:
– Các tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ có thể trực tiếp thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của các đối tượng khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN .
– Các tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ phải tự thỏa thuận với nhau về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng mức lãi suất này sẽ không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm mục đích để có thể đáp ứng một số nhu cầu vốn cụ thể như:
+ Phục vụ các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định cụ thể của Chính phủ về những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
+ Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định cụ thể được ghi nhận tại
+ Phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo đúng các quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
+ Phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.
– Cần lưu ý rằng nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay sẽ bao gồm mức lãi suất cho vay và đưa ra phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp khi mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ % trên năm và hay hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì ta thấy được rằng trong thỏa thuận của các bên trong quá trình cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ % trên năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) sẽ được tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
– Trong trường hợp khi đã đến hạn thanh toán mà các chủ thể là những khách hàng không trả hoặc các đối tượng khách hàng thực hiện trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo đúng các thỏa thuận, thì khách hàng đó sẽ cần phải trả lãi tiền vay như sau:
+ Lãi căn cứ trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà vẫn đến hạn chưa trả.
+ Trong trường hợp các chủ thể là những khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm được nêu cụ thể bên trên, thì những khách hàng sẽ cần có trách nhiệm phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
+ Trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì các chủ thể là những khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng sẽ không được phép vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
– Trường hợp khi áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và các đối tượng là những khách hàng sẽ cần phải thỏa thuận cụ thể với nhau về nguyên tắc và các yếu tố để nhằm mục đích có thể xác định được mức lãi suất điều chỉnh, thời điểm cụ thể điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để nhằm mục đích xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng sẽ cần phải áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất theo đúng quy định.
Về cơ bản thì trong giai đoạn hiện nay, tại một số ngân hàng, công thức chung để tính lãi suất nợ vay quá hạn, chậm trả nợ ngân hàng sẽ được tính như sau:
Lãi trên dư nợ gốc quá hạn chưa trả ngân hàng của các chủ thể = Dư nợ gốc quá hạn chưa trả theo quy định x (Lãi suất vay được quy định theo hợp đồng theo năm x 1,5) x Thời gian quá hạn trả nợ tính theo năm.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015.
– Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.