Kiểm soát viên không lưu là một ngành khá mới mẻ tại Việt Nam, ngành này có tiềm năng rất lớn trong thời đại hiện nay, khi mà việc giao lưu giữa các nước ngày càng dễ dàng hơn. Vậy kiểm soát không lưu là gì? Học ngành gì và làm những gì? Nhiệm vụ của họ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kiểm soát viên không lưu là gì?
– Điều khiển không lưu là hệ thống chuyên trách đảm nhận việc gửi các hướng dẫn đến máy bay nhằm giúp các máy bay tránh va chạm, đồng thời đảm bảo tính hoạt động hiệu quả của nền tảng không lưu. Nói cách khác, kiểm soát không lưu đảm bảo cho máy bay bay an toàn, điều phối và hiệu quả từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh.
– Trong hệ thống giao thông đường bộ, hàng ngày chúng ta thường thấy hình ảnh những chiến sĩ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, để đảm bảo cho giao thông được thông suốt. Vậy trong hệ thống giao thông đường hàng không thì ai là người phụ trách những nhiệm vụ trên? Câu trả lời là kiểm soát viên không lưu, họ có trách nhiệm điều hành, hướng dẫn trực tiếp hướng giữ cho máy bay đi đúng hướng và gần với các phi trường, đảm bảo máy bay chỉ bay theo đường đi đã được lên sẵn chương trình, sử dụng rada để chia theo dõi và điều chỉnh hướng đi của máy bay, duy trì thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến điện với phi công trên máy bay chỉ huy máy bay từ khi nổ máy tại sân bay cho đến khi tàu bay hạ cánh vào vị trí đỗ an toàn. Trong suốt quá trình máy bay lưu thông họ phải đảm bảo an toàn cho máy bay, giữ khoảng cách an toàn giữa các máy bay và các chướng ngại vật trên khu vực sân bay trước khi máy bay cất cánh và hạ cánh.
2. Phân loại kiểm soát viên không lưu:
– Có 4 loại hình Kiểm soát viên không lưu : Kiểm soát viên không lưu đường dài, Kiểm soát viên không lưu tiếp cận, Kiểm soát viên không lưu tại sân bay và nhân viên kiểm soát mặt đất.
+ Kiểm soát viên không lưu mặt đất có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của các chuyến bay từ khi máy bay cất cánh đến khi hạ cánh an toàn. kiểm soát và điều hành các hoạt động của tàu bay, người và phương tiện kỹ thuật phục vụ bay tại khu vực kiểm soát mặt đất.
+ Kiểm soát viên không lưu tại sân bay có nhiệm vụ cung cấp chỉ thị và các thông tin cần thiết cho tàu bay cất cánh đúng theo kế hoạch bay dự kiến với sự chậm trễ trung bình ít nhất; hướng dẫn các tàu bay đến hạ cánh cho đến khi tàu bay rời khỏi đường cất hạ cánh để lăn vào sân đỗ.
+ Kiểm soát viên không lưu tiếp cận có nhiệm vụ dẫn dắt và sắp xếp thứ tự các tàu bay đến theo một thứ tự hiệu quả nhất để tàu bay vào làm tiếp cận và hạ cánh; dẫn dắt các tàu bay khởi hành nhanh chóng lấy độ cao bay và đường bay mong muốn trước khi chuyển tiếp vào giai đoạn bay đường dài.
+ Kiểm soát viên không lưu đường dài có nhiệm vụ kiểm soát tàu bay trong vùng trách nhiệm lớn nhất, đảm bảo hoạt động bay an toàn và điều hòa trên các đường hàng không ở những vùng trời cao hơn, cả trên biển và đất liền.
3. Tiêu chuẩn kiểm soát viên không lưu:
Điều 13 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của kiểm soát viên không lưu như sau:
+Có giấy phép kiểm soát viên không lưu với năng định còn hiệu lực.
+ Có thời gian điều hành hoạt động bay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
+ Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.
+ Trong quá trình công tác không mắc các sai phạm gây uy hiếp an toàn bay (không để xảy ra sự cố hoạt động bay mức D trở lên do nguyên nhân trực tiếp của kiểm soát viên không lưu) trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
+ Được người đứng đầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
4. Học ngành gì để làm kiểm soát viên lưu không
– Quốc tịch: Là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; Lý lịch rõ ràng không có tiền án, tiền sự; không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…
– Tuổi đời: Từ 20 đến 30 tuổi (tính theo năm).
– Trình độ:
+ Tốt nghiệp THPT có điểm xét tốt nghiệp từ 6,5 trở lên và có điểm thi môn Toán, Tiếng Anh từ 6 điểm trở lên; Điểm tổng kết môn tiếng Anh tại trường trung học phổ thông của 3 năm học (tính từ năm theo học bạ) đạt từ 8,0 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng Anh còn hiệu lực như đối với đối tượng đang là sinh viên các trường Cao đẳng, đại học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
+ Đối tượng đang là sinh viên các trường cao đẳng, đại học hoặc đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học: Có chứng chỉ tiếng Anh được Quốc tế công nhận giá trị sử dụng còn hạn sử dụng (tính đến thời điểm nhận hồ sơ) gồm các loại chứng chỉ và điểm tiếng Anh cụ thể như sau: Chứng chỉ B1 hoặc IELTS từ 4.5 khung Châu Âu hoặc TOEFL ITP 450 hoặc TOEFL PBT 450 hoặc TOEFL CBT 133 hoặc TOEFL IBT 45 hoặc TOEIC từ 500 trở lên hoặc đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh hoặc tốt nghiệp đại học ở nước ngoài mà ngôn ngữ đào tạo là tiếng Anh;
+ Những người yêu thích và đam mê với công việc này có sự định hình không gian tốt. Có khả năng tập trung cao độ vào công việc, phản xạ nhanh chóng, Có trí nhớ tốt và khả năng tư duy nhanh trước áp lực công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, giao tiếp thành thạo bằng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh);
– Các yêu cầu sức khỏe:
+ Đối với Nam: Cân nặng ≥ 53kg; Chiều cao ≥ 1m60
+ Đối với Nữ: Cân nặng ≥ 45kg; Chiều cao cao ≥ 1m54;
+ Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe theo nhóm 3 của Kiểm soát viên không lưu quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT
5. Nhiệm vụ của kiểm soát viên không lưu:
Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay Điều hành bay bao gồm: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài; thông báo bay; tư vấn không lưu; Báo động và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về không lưu.
Kiểm soát viên không lưu còn là ngành khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy chưa được nhiều người biết đến nhưng đây là một ngành được đánh giá là ngành tiềm năng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nhân viên không lưu có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn chuyến bay.
Kiểm soát viên không lưu được quan tâm, đào tạo và tham gia các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Được bố trí làm việc tại các cơ sở điều hành bay với các trang bị hiện đại tại các sân bay Quốc tế như sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất,…
6. Giấy phép nhân viên hàng không:
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, sửa đổi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
– Điều kiện để được cấp giấy phép nhân viên hàng không:
+ Giấy phép nhân viên hàng không được cấp cho cá nhân khi đảm bảo quy định tại Điều 8 của Thông tư 10/2018/TT-BGTVT.
+ Đạt yêu cầu của kỳ sát hạch cấp giấy phép, năng định nhân viên hàng không của Cục Hàng không Việt Nam;
– Giấy phép nhân viên hàng không bao gồm các nội dung sau đây:
+ Quốc hiệu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Cơ quan cấp giấy phép;
+ Tên giấy phép;
+ Số giấy phép;
+ Ngày cấp, thời hạn của giấy phép (nếu có);
+ Họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
+ Năng định;
+ Chữ ký của người được cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
+ Anh của người được cấp giấy phép được đóng dấu giáp lai;
+ Yêu cầu khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không.
– Đối với các chức danh nhân viên hàng không là tiếp viên hàng không, nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay; nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoa;
– Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không, sửa đổi Thông tư 35/2021/TT-BGTVT.